Phân loại tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 25 - 30)

* Phân loại theo thời gian cấp tín dụng.

-Tín dụng có kỳ hạn: là khoản tín dụng có thời hạn xác định ngày trả nợ. Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cùng với quyết định cùng với quyết định 1627/2001/QD-NHNN- 31/12/2000 của Thống đốc, khi phân loại theo thời hạn cấp tín dụng thì:

+Cho vay ngắn hạn: tối đa đến 12 tháng, được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.

+Cho vay trung hạn: từ trên 12 – 60 tháng thời gian cho vay được xác định phù hợp với thời gian thu hồi của vốn đầu tư, khả năng trả

nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng.

+Cho vay dài hạn: từ 60 tháng trở lên nhưng không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối pháp nhân và không quá 15 năm đối với các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

-Tín dụng không kỳ hạn: là khoản tín dụng được ứng dụng đối với khoản vay mà không xác định thời hạn trả nợ.

*Phân loại theo thành phần kinh tế.

Trên cơ sở văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 10, khi phân theo thành phần kinh tế, ta có thể các khoản cho vay thành.

-Cho vay DNNN.

-Cho vay kinh tế tư nhân. -Cho vay kinh tế tập thể. -Cho vay kinh tế cá thể. -Cho vay kinh tế hỗn hợp.

Mỗi thành phần kinh tế đều có một đặc điểm riêng do đó ngân hàng cần phải có thái độ ứng sử rất khác nhau khi cho các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế này vay vốn. Đây là cách phân loại không được nhấn mạnh trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta thì việc phân loại này rất có ý nghĩa thực tế bởi lẽ đối với nước ta thành phần kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò điều tiết và định hướng và sẽ quyết định đến khối lượng cũng như cơ cấu cho vay đối với

*Phân loại theo phương thức hoàn trả:

Theo phương thức hoàn trả thì các khoản cho vay còn được phân loại theo hai loại sau: cho vay hoàn trả một lần và cho vay trả góp. -Cho vay hoàn trả một lần: các khoản cho vay sẽ được hoàn trả một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thể được hoàn trả theo thỏa thuận trong hợp đồng , chẳng hạn theo tháng,quý hoặc năm .

-Cho vay trả góp: ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận.

Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn,tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền .Cho vay hoàn trả một lần thường được áp dụng đối với các khaonr vay ngán hạn.

*Phân loại theo theo tài sản đảm bảo

Trong nhiều trường hợp ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng.Lí do khách hàng luôn phải đối đầu với rủi do trong kinh doanh có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy, trừ những ngân hàng có uy tín cao nhiều khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi nhận tín dụng ngân hàng.

-Cho vay có tài sản đảm bảo: Các tài sản được đem thế chất thường là các bất động sản trong khi các tài sản được đem cầm cố thướng là các động sản nhỏ, vật tư hàng hóa, chứng khoán và các giấy tờ khác. Yêu cầu cơ bản đối với các tài sản được đem thế chấp, cầm cố là chúng phải có tính thị trường tức phải có khả năng thanh lý được.

- Cho vay không có tài sản đảm bảo:Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, có tình hình tài chính vững mạnh và lợi nhuận có được từ dự án xin vay là khả quan thì ngân hàng có thể cho vay không cần đảm bảo, điều này các ngân hàng Việt Nam gọi là cho vay tín chấp. Nó giải thích tại sao các ngân hàng có thể cung cấp cho một số khách hàng những khoản tín dụng lớn mà không cần phải đảm bảo đó là những doanh nghiệp có quan hệ vay trả xòng phẳng thường xuyên với ngân hàng, có tình hình tài chính tương đối vững mạnh, lợi nhuận tương đối ổn định với hệ thống quản lý có hiệu quả, sản phẩm dịch vụ được thị trường chấp nhận. Trong thời gian vừa qua các ngân hàng thương mại quốc doanh Việt Nam cung cấp tín dụng cho các DNNN thông qua hình thức này.

* Phân loại theo hình thức cấp tín dụng

Ngân hàng thương mại cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây

- Chiết khấu thương phiếu: nghiệp vụ chiết khấu được coi là đơn giản, cổ điển của các NHTM dựa trên sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người ký tên trên thương phiếu. Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn trong đó khách hàng chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đáo hạn cho ngân hàng để nhận số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ đi số tiền lãi.

- Tín dụng thấu chi: thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi. Hình thức này

nhìn chung chỉ sử dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn.

- Tín dụng thuê mua: trong nền kinh tế thị trường tín dụng thuê mua rất quan trọng. đây là hình thức cho thuê bất động sản như: nhà cửa, máy móc thiết bị, xe chuyên dụng, thiết bị văn phòng. Các chủ thể thuê có thể là các ngân hàng trực tiếp, các công ty con của ngân hàng hoặc các công ty chuyên doanh thuê mua độc lập thực hiện nghiệp vụ. Ngân hàng cũng có thể liên kết với các nhà kinh doanh bất động sản để đầu tư dưới hình thức tín dụng thuê mua.

Tiền thuê bao gồm giá vốn, chi phí ,thuế và lãi kinh doanh tùy từng loại đối tượng khác nhau mà giá cả thuế mua được tinh khác nhau. Thời gian thuê mua có thể là ngắn,trung hoặc dài hạn.Tuy nhiên, thời hạn trung và dài hạn vẫn là chủ yếu. Tín dụng thuê mua ngắn hạn thường it được sử dụng.

-Tín dụng trả góp:ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đố với các khoản vay trung và dài hạn,tài trợp cho tài sản cố định hoặc hàng lâu bền.

Tín dụng trả góp có ưu điểm là không những phù hợp với đặc điểm sử dụng vốn vay mà còn kích thích được lưu thông hàng hóa, mở rộng sản xuất và tiêu dùng.mặt khác,người vay phải trả một khoản tiền cố định bao gồm cả gốc và lãi vào những thời điểm xác định nên họ dễ dàng tính được số tiền phải trả từ đó lập được kế hoạch trả nợ. -Tín dụng bảo lãnh: Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thu bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài

chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết.Bảo lãnh của ngân hàng sữ tạo mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi ro với khách hàng.

-Tín dụng vãng lai,hoạt động vay mượn thường xuyên giữa khách hàng và ngân hàng với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.Điều kiện vay vốn đối với loại tài khoản vãng lai là người vay có tài sản thế chấp,cầm cố hoặc bảo lãnh.trong một số trường hợp người vay có uy tín cao thì có thể không cần tài sản đảm bảo.

Đặc điểm của hình thức nay là ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản vay vừa dư nợ, vừa dư có. Toàn bộ thu nhập của người vay được thu nhập của người vay đều được ghi vào bên có của tài khoản, toàn bộ chi tiêu ghi vào bên nợ của tài khoản. Khi không có số dư có, khách hàng sử dụng một khoản tín dụng như đã thỏa thuận trong HĐTD với một mức dư nợ tối đa nào đó. Ngân hàng khống chế số dư nợ mà không khống chế số dư có trong tài khoản.Khách hàng được sử dụng vốn vay rất linh hoạt dưới dạng tiền mặt, chuyển khoản.

*Phân loại theo cách thức cấp tín dụng

-Cho vay trực tiếp: trước khi cấp tiền ra, ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp với người vay để thẩm định khách hàng, xem xét tình hình người vay

-Cho vay gián tiếp:là hình thức ngân hàng cho vay thông qua các tổ chức xã hội nhưng ngân hàng không trực tiếp cho khách hàng vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bách Khoa (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w