SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA PHÂN THEO CƠ CẤU VÙNG, LÃNH THỔ.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hoá (Trang 42 - 43)

- Bảo lãnh trong và ngoài nước: Bảo lãnh mua hàng trả chậm, tham gia đấu

2.2.2-SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA PHÂN THEO CƠ CẤU VÙNG, LÃNH THỔ.

THANH HÓA PHÂN THEO CƠ CẤU VÙNG, LÃNH THỔ.

Vùng ven biển:

Kinh tế vùng ven biển thời gian qua đã có bước tăng trưởng nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2001 - 2005 đạt 11,8%; Tổng sản phẩm chiếm 29,7% trong GDP toàn tỉnh.

Với thế mạnh về kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông thủy, bộ, hệ thống cảng biển và tiềm năng du lịch, kinh tế vùng ven biển phát triển ngày càng đa dạng. Bên cạnh các cơ sở công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá, các loại hình du lịch phát triển ngày càng phong phú, nhiều khu du lịch đã và đang được đầu tư khai thác như: Bãi tắm biển Sầm Sơn, khu du lịch sinh thái Quảng Cư, khu nghỉ mát Hải Tiến, Hải Hòa.

Vùng đồng bằng: Phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, đã tập trung vào tăng năng suất cây trồng, nhất là cây lương thực như lúa, ngô, và một số cây thực phẩm khác. Chăn nuôi ngày

càng phát triển, trong đó đặc biệt là chăn nuôi trang trại có nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao.

Hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đặc biệt là các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, nhiều cơ sở công nghiệp mới được đầu tư đưa vào khai thác; Hạ tầng đô thị được chỉnh trang, nâng cấp và ngày càng phát triển, hệ thống nhà hàng, khách sạn, siêu thị, các khu đô thị mới từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Vùng trung du - miền núi:

Những năm vừa qua, diện mạo kinh tế - xã hội miền núi Thanh Hóa đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; đã hình thành một số vùng cây nguyên liệu tập trung, đạt hiệu quả cao như vùng mía đường Lam Sơn, sắn Bá Thước, luồng Lang Chánh, Quan Hóa. Sản xuất công nghiệp bước đầu phát triển, một số cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản được đưa vào hoạt động. Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội được ưu tiên đầu tư, nhiều tuyến đường và các công trình thủy lợi quan trọng đã và đang được triển khai thực hiện như: tuyến đường Hồi Xuân - Mường Lát, tuyến đường Lang Chánh - Yên Khương, tuyến đường Hồ Chí Minh, cầu Cành Nàng, hồ Cửa Đặt…. mở ra khả năng khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng.

Bảng 6

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương tỉnh Thanh Hoá (Trang 42 - 43)