- Độ uy tín của khách hàng đối với ngân hàng: Mọi ngân hàng đều tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn, trong đó khách hàng
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TAỊ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG
2.1.2.1- Tình hình chung:
Tình hình kinh tế:
Năm 2007 là năm thứ 2 thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XI và sau một năm thực hiện các cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO .Nền kinh té việt nam vận hành với một tốc độ mới.Chỉ số GDP tăng trưởng 8,48% cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.Sự tin tưởng và kỳ vọng của các nhhà đầu tư nước ngoài vào kinh tế việt nam ngày càng lớn biểu hiện qua sự tăng trưởng mạnh mẽ của
các nguồn vốn đầu tư,riêng FDI đăng ký đạt 20,3 tỷ USD,các nguồn ngoại tệ đổ vào trong nước năm 2007 trên 15 tỷ USD. Nhiều dự án lớn công nghệ cao đã được ký kết là cơ hội cho quá trình tăng tốc công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được năm 2007 cũng bộc lộ nhiều khó khăn như thiên tai lũ lụt lớn ở nhiều nơi làm giảm 0,7% tốc độ tăng trưởng GDP,nhập siêu tăng mạnh bằng 25% kim ngạch xuất khẩu,lạm phát lên đến 12,63%. Những khó khăn trên đã tác động sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.Tuy thế nhưng năm 2007 tiếp tục là năm có nhiều thành công trong điều hành kinh tế đất nước.Tốc độ GDP đạt 8,44% cao nhất trong 11 năm qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam tăng mạnh. Các dòng ngoại tệ đổ vào việt nam năm 2007 đều tăng như kiều hối trên 5 tỷ USD, du lịch 4,6 tỷ USD, giải ngân FDI 2,2 tỷ USD, vốn vay ODA 1,8 tỷ USD,cổ phiếu và trái phiếu 2,5 tỷ USD đây cũng là nguyên nhân chính gây ra lạm phát trong thời gian qua.
Trong năm 2007, Ngân hàng nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng,linh hoạt nhằm ổn định tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua hai động thái: Giữ nguyên mức lãi suất chủ đạo đã công bố từ tháng 12/2006 là lãi suất cơ bản 8,25% /năm, lãi suất tái cấp vốn 6,6%/năm,lãi suất chiết khấu 4,5%/năm, mặt khác ngân hàng nhà nước tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi đối với tiền gửi(nội tệ và ngoại tệ) của hầu hết các ngân hàng thương mại, thu hút tiền về qua nghiệp vụ thị trường mở, nới lỏng biên độ mua bán ngoại tệ cho các NHTM.
Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn.
• Về mạng lưới:
7 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước với 89 chi nhánh cấp huyện và liên xã,phòng giao dịch,điểm giao dịch.
4 NHTNCP với 3 phòng giao dịch 1 NHCSXH vói 26 phòng giao dịch 1 Ngân hàng phát triển
1 Chi nhánh quỹ tín dụng nhân dân trung ương và 43 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
1 Chi nhánh của công ty kiều hối Đông á
• Về tình hình hoạt động năm 2007:
Đến 31/12/2007 nguồn vốn huy động tại chỗ đạt: 8.550 tỷ đồng tăng 30% so với năm 2006, trong đó tiền gửi TCKT chiếm 20,8%, tiền gửi dân cư chiếm 79,2%. Tiền gửi VND chiếm 84%,tiền gửi ngoại tệ chiếm 14% (Trong đó NHCT Thanh hoá 1.054 tỷ đồng chiếm thị phần 12,4%)
Đến ngày 31/12/2007 tổng dư nợ trên toàn địa bàn: 11.850 tỷ đồng tăng 2.703 tỷ đồng, tốc độ tăng 29,6%. Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn 48%, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ chiếm 5,15%, nợ xấu chiếm 1,24%.
Trên địa bàn có 23 máy rút tiền tự động , tăng 12 máy so với năm 2006, với 46000 thẻ tăng 29000 thẻ. NHCT Thanh hoá có trên 15000 thẻ chiếm 1/3 thị phần thẻ trên địa bàn. Chi trả kiều hối đạt 56 triệu USD (năm 2006 chỉ đạt 38 triệu USD) trong đó NHCT Thanh hoá là 7 triệu USD.
2.1.2.2-Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Thanh Hóa trong năm 2007 vừa qua.
Hoạt động huy động vốn:
- Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ với mọi thành phần kinh tế (đối với tư nhân chỉ cần chứng minh thư nhân dân) - Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ - Phát hành kỳ phiếu có mục đích
Tổng nguồn vốn của chi nhánh đến ngày 31/12/2007 là 1.054.204 triệu đồng, đạt 83,7% so với kế hoạch năm,nguồn vốn cuối kỳ chỉ tăng trưởng 1%so cuối kỳ năm 2006.Số dư bình quân năm 2007 đạt 1.050.368 triệu đồng,tốc độ ăng trưởng nguồn vốn bình quân trong năm tăng 14,8% so với bình quân năm 2006.Quý 4 năm 2007 nguồn vốn tiền gửi dân cư giảm mạnh,nhất là tiền gửi ngoại tệ do tỷ giá ngoại tệ giảm so với đầu năm,giá cả tiêu dùng lại tăng nhanh, nhất là giá vàng tăng đến 30%so với đầu năm nên những người có tiền tiết kiệm có xu hướng chuyển sang dự chữ vàng thay vì gửi tiền vào tiết kiệm. Trong năm 2007 có hai đơn vị giảm nguồn vốn so với đầu năm là phòng khách hàng cá nhân (KHCN) và phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN) còn lại tất cả các đơn vị khác được giao kế hoạch huy động vốn đến cuối kỳ đều tăng từ 21% đến 39% so với đầu kỳ. Các đơn vị có nguồn vốn giảm chủ yếu đều do thiếu biện pháp tích cực trong khai thác nguồn vốn, chỉ trrông chờ vào sự tăng trưởng tự nhiên. Cơ cấu nguồn vốn:
Phân theo loại tiền tệ:
- Tiền gửi VND đạt 721.329 triệu đồng,so với đầu năm tăng 49.619 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 7,4%, chiếm 68,4% trong tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi ngoại tệ quy VND dật 332.875 triệu đồng, so với đầu năm giảm 39.784 triệu đồng, tỷ lệ giảm 10,7% chiếm 31,6% trong tổng nguồn vốn.
Phân theo hình thức huy động.
- Tiền gửi doanh nghiệp đạt 258.638 triệu đồng:tăng 16388 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 6,8%:chiếm tỷ trọng 24,5% trong tổng nguồn vốn. - Tiền gửi tiết kiệm: đạt 706.010 triệu đồng: tăng 64.671 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 10,1%:chiếm tỷ trọng 67% trong tổng nguồn vốn. - Phát hành công cụ nợ: 89.555 triệu đồng giảm 71.255 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ giảm 44,3% chiếm tỷ trọng 8,5% trong tổng nguồn vốn.
- Tiền gửi không kỳ hạn: 122.569 triệu đồng:chiếm tỷ lệ 11,6% trong tổng nguồn.
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: 405.143 triệu đồng:chiếm tỷ lệ 38,4% trong tổng nguồn.
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 506.647 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 48,1% trong tổng nguồn.
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng trở lên: 19.845 triệu đồng:chiếm tỷ lệ 1,9% trong tổng nguồn.
Trong năm 2007 chi nhánh đã thực hiện hai đợt phát hành kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi dài hạn, kết quả đều vượt so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao.
Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tăng tỷ trọng nguồn vốn VND, đồng thời giảm tương ứng với nguồn ngoại tệ. Cơ cấu nguồn vốn phân theo hình thức huy động thay đổi tăng nguồn tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm. Nhưng đặc biệt giảm nguồn công cụ nợ, mặc dù trong năm chúng ta đã thực hiện hai đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn, huy động kỳ phiếu, nhưng do thanh toán kỳ phiếu đến hạn nên đã làm giảm nguồn này cả số tuyệt đối và tương đối.
Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn từ trước tới nay nguồn vốn đều cao hơn so với sử dụng vốn, nhưng đến cuối năm 2007 đã đảo ngược nguồn vốn thấp hơn sử dụng vốn. Nguyên nhân là trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay. Mặc dù chi nhánh đã có rất nhiều biện pháp thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn như: Việc chỉ đạo, điều hành luôn đặt công tác nguồn vốn lên hàng đầu, liên tục điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với các ngân hàng thương mại Nhà nước trên địa bàn, tăng lãi suất huy động tiền gửi tổ chức kinh tế, tăng cường khuyến mại, tiếp thị, tặng quà cho khách hàng nhưng chưa đem lại hiệu quả cao.
Kết quả huy động vốn tại ngân hàng trong thời gian qua thống kê ở bảng sau:
Bảng 1:Kết quả huy động vốn đến 31/12/2007 của các phòng như sau:
Đơn vị :Triệu đồng Đơn vị KH năm 2007 Số dư 31/12/ 2006 Số dư 31/12/ 2007 số dư BQ 2007 %so với thực hiện KH
+- so với đầu năm
CK BQ CK Bq số tiền tỷ lệ% Toàn chi nhánh 1205000 1048600 1044369 1054204 1050368 87,6 100,2 9835 0,94 Phòng KHCN 790000 730000 680553 641207 679838 81,2 93,1 -393 46 -5,8 Phòng KHDN 185000 120000 172398 162416 120638 87,8 100,5 -998 2 -5,8 Phòng kế toán 76000 65000 59689 83309 98096 109,6 150,9 23620 39,6 Phòng GD số 1 41000 35000 34828 45041 40544 109,9 115,8 10213 29,0 Phòng GD số 2 40000 34600 33899 41027 40204 102,6 116,2 7128 21,0 Phòng GD số 3 50000 44000 43517 54942 47595 109,9 108,2 11425 26,3 Phòng GD số 6 23000 20000 19485 26262 23438 114,2 117,2 6777 34,8
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH )
Hoạt động Tín dụng và bảo lãnh:
• Hoạt động cho vay:
- Cho vay vốn ngắn hạn,trung và dài hạn để các doanh nghiệp, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh, dịch vụ và phục vụ đời sống
- Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn.
- Thực hiện chương trình cho vay vốn ưu đãi theo chỉ định của chính phủ và NHCT Việt nam.
Dư nơ cho vay nền kinh tế toàn chi nhánh đến ngày 31/12/2007 đạt 1.149.743 triệu đồng: tăng 294.796 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng 34,5%(tốc độ tăng trưởng của toàn hệ thống là 28%). So với kế hoạch NHCT Việt nam giao đạt 109,5%. Số dư bình quân cả năm là 904235 triệu đồng, tăng trưởng so với năm 2006 là 17,4%.
Tốc độ của tăng trưởng dư nợ cho vay nền kinh tế khá cao nhưng không đều đặn trong năm, dư nợ giảm ngay từ những tháng đầu năm và chi tăng mạnh trong khoảng hai tháng cuối năm, do đó dẫn đến dư nợ bình quân có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với cuối kỳ.
Cơ cấu dư nợ cho vay nền kinh tế:
Phân theo loại tiền tệ:
+ Cho vay bằng VND đạt 1000.183 triệu đồng, so với đầu năm tăng 265.835 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 36,2% chiếm tỷ trọng 87% tổng dư nợ.
+ Cho vay ngoại tệ quy VND đạt 149.560 triệu đồng, so với đầu năm tăng 28.961 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13% tổng dư nợ.
Phân theo thời hạn vay:
+ Cho vay ngắn hạn đạt 752.797 triệu đồng, tăng 88484 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng 13,3% chiếm tỷ trọng 65,5% trong tổng dư nợ. + Cho vay trung và dài hạn đạt 317.425 triệu đồng: tăng 162.503 triệu đồng so với đầu năm tỷ lệ tăng là 104,9%; chiếm tỷ trọng 27,6% trong tổng dư nợ.
+ Cho vay tài trợ uỷ thác và cho vay khác đạt 79.521 triệu đồng. tăng 43.809 triệu đồng so với đầu năm. Tỷ lệ tăng 122,7%, chiếm tỷ trọng 6,9% trong tổng dư nợ
- Tỷ lệ cho vay không có TSBĐ:7,0% ( KH NHCT_VN giao 8,0%) - Tỷ lệ cho vay DNNN: 0,4% (KH NHCT_VN giao 1%)
Bảng 2:Tình hình cho vay tại chi nhánh Ngân Hàng CôngTthương Thanh Hóa:
Đơn vị :Triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2007 NHCT_TH )
• Hoạt động bảo lãnh: