TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH HÓA.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Mở Rộng Cho Vay Đối Vơí Kinh Tế Tư Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Thanh Hoá (Trang 46 - 57)

- Bảo lãnh trong và ngoài nước: Bảo lãnh mua hàng trả chậm, tham gia đấu

2.3.2- TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ XẤU ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH HÓA.

NHÂN TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH HÓA.

Bảng 8:Thống kê nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh NHCT Thanh Hoá

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng dư nợ KTTN Nợ quá hạn KTTN Nợ xấu KTTN Nợ quá hạn / Tổng dư nợ Nợ xấu/ Tổng dư nợ 89.762,96 1166,92 991,882 1,3% 1,105% 163.195,2 1713,55 1285,16 1,05% 0,79% 295188 1918.722 1247,17 0,65% 0,43%

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2005,2006,2007 NHCT_TH

Theo thống kê ở bảng trên thì ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh giảm rất nhanh qua các năm, chất lượng tín dụng ngày càng cao. Cụ thể năm 2005 nợ quá hạn là 1166,92 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,3% tổng dư nợ của toàn chi nhánh, trong đó nợ xấu chiếm tỷ lệ 1,105% trong tổng dư nợ, tức là chiếm 991,882 triệu đồng. Đến năm 2006 thì tổng dư nợ đối với kinh tế tư nhân của chi nhánh tăng mạnh nhưng tỷ lệ nợ quá hạn giảm đáng kể từ 1,3% xuống còn 1,05% tổng dư nợ, đồng thời nợ xấu cũng đã giảm từ 1,105% xuống còn 0,79%, năm 2006 là năm hệ thống ngân hàng đã chuyển mình thực sự, là năm gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong bước đầu tiến vào quá trình hội nhập quốc tế nhưng chất lượng tín dụng không ngừng được nâng cao, chứng tỏ chi nhánh ngân hàng công thương thanh hoá đã chuẩn bị rất kỹ cả về chất và lượng trước thềm hội nhập. Đặc biệt vào năm 2007 tỷ trọng cho vay kinh tế tư nhân tăng 80,88% so với năm 2006 nhưng tỷ lệ nợ quá hạn từ 1,05% ( năm 2006) giảm xuống chỉ còn 0,65% tổng dư nợ cho vay kinh tế tư nhân, đồng thời tỷ lệ nợ xấu giảm nhanh chỉ còn 0,43% tổng dư nợ cho vay kinh tế tư nhân. Có thể nói chất lượng tín dụng cấp cho kinh tế tư nhân tại chi nhánh không ngừng được nâng cao, tạo điều kiện thuấn lợi cho việc mở rông cho vay đối với kinh tế tư nhân tại ngân hàng công thương thanh hoá.

2.3.3-MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ PHÂN THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT THANH HÓA.

Thể hiện thông qua bảng thống kê sau:

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tổng hợp hoạt động kinh doanh 2005,2006,2007 NHCT_TH

Các ngân hàng đã thự sự chú ý tới việc phân chia cơ cấu về thời hạn của các khoản vay, ngân hàng phải phân chia sao cho vừa đảm bảo tính thanh khoản vừa bảo đảm hạn chế rủi ro. Việc phân chia này vừa mang tính rủi ro vừa mang tính sinh lời của tài sản. Các khoản cho vay ngắn hạn ít rủi ro nhưng kém sinh lời, trong khi đó các khoản cho vay dài hạn tuy chịu nhiều rủi ro hơn nhưng mang lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với các khoản cho vay ngắn hạn, đó là điều rất dễ hiểu do tuân theo nguyên lý ”Sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận”.

Thông qua bảng số liệu thống kê trên thì ta có thể dễ dàng đánh giá hoạt động mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân phân theo cơ cấu thời hạn tín dụng tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá như sau:

Đối với cho vay ngắn hạn: Ngân Hàng đã thực sự chú trọng tới cho vay ngắn hạn do các khoản cho vay có thời hạn ngắn thường chịu ít rủi ro

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) % tăng giảm Số tuyệt đối Tỷ trọng (%) % tăng giảm Tổng dư nợ KTTN 89.762,96 100 163.195,2 100 81,8 295.188 100 80,88 Cho vay ngắn hạn 80786,66 4 90 142.224,46 87,15 76,05 242.733,1 82,23 70,67 Cho vay trung và dài hạn 8.976,296 10 20.807,38 8 12,75 131,9 52.454,9 17,77 152,1

mà vẫn đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Các khoản cho vay ngắn hạn kinh tế tư nhân tại ngân hàng tăng nhanh qua các năm, cụ thể vào vào năm 2005 dư nợ cho vay ngắn hạn là: 80786,664 triệu đồng, chiếm 90% tổng dư nợ cho vay kinh tế tư nhân. Đến năm 2006 các khoản cho vay ngắn hạn kinh tế tư nhân đã tăng 76,05% so với năm 2005 tức là dư nợ ngắn hạn kinh tế tư nhân lên tới: 142.224,46 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87,15% tổng dư nợ cho vay kinh tế tư nhân tại ngân hàng, ta nhận thấy ngân hàng công thương ngày càng mở rông cho vay đối với mọi thành phần kinh tế nhằm chiếm lĩnh thị trường, đồng thời tỷ trọng cho vay ngắn hạn kinh tế tư nhân trong tổng dư nợ cho vay đối với loại hình này năm 2006 đã giảm so với năm 2005 chứng tỏ ngân hàng ngày càng quan tâm đến các khoản cho vay, đầu tư trung và dài hạn. Đặc biệt vào năm 2007 là năm dư nợ cho vay kinh tế tư nhân tại ngân hàng tăng rất cao lên tới: 295.188 triệu đồng, tăng 80,88% so với năm 2006 trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 82,23% tổng dư nợ cho vay kinh tế tư nhân tức là: 242.733,1 triệu đồng tăng 70,67% so với cùng kỳ năm 2006. Chính vì việc phân chia cơ cấu thời hạn tín dụng hợp lý mà lợi nhuận năm 2007 của chi nhánh lên tới 16,530 tỷ đồng. Ngân hàng Công Thương Thanh Hoá đã bước đầu thành công trong việc mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế đặc biệt là loại hình kinh tế tư nhân.

Đối với cho vay trung và dài hạn: Tất nhiên tỷ trọng cho vay dài hạn trong ngân hàng thường thấp hơn rất nhiều so với cho vay ngắm hạn, các ngân hàng rất hạn chế các khoản cho vay dài hạn vì như trên đã nêu thì các khoản cho vay dài hạn gặp rất nhiều rủi ro, việc phân chia cơ cấu thời hạn khoản vay bất hợp sẽ gây nguy hiểm cho ngân hàng, có thể ngân hàng sẽ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và dễ dàng sụp đổ. Tỷ trọng cho vay dài hạn tăng nhanh qua các năm.Năm 2005 cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá chỉ chiếm 10% tổng dư nợ cho vay kinh tế tư nhân tức là 8.976,296 triệu đồng, đến năm

2006 số tiền cho vay trung và dài hạn đối với kinh tế tư nhân tại chi nhánh là 20.807,388 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,75% tổng dư nợ kinh tế tư nhân, tăng 131,9% so với năm 2005, đặc biệt vào năm 2007 dư nợ cho vay kinh tế tư nhân tại chi nhánh là 52.454,9 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,77% tổng dư nợ kinh tế tư nhân, tăng 152,1% so với năm 2006, ta nhận thấy năm 2007 là năm đầu tiên nước ta bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu các khoản vay trung và dài hạn trên thị trường là rất lớn, sớm nhận biết được điều đó ngân hàng đã mở rộng cho vay trung và dài hạn rất nhanh cụ thể các khoản cho vay trung và dài hạn đối với kinh tế tư nhân năm 2007 tăng tới 152,1% so với cùng kỳ năm 2006. Việc phân chia cơ cấu thời hạn các khoản vay hợp lý sẽ giúp ngân hàng mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận.

2.3.4-NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC TRONG VIỆC MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI NHCT TH.

Với việc mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân mà chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Thanh Hoá đã thu được những thành công đáng kể:

Tổng doanh thu của toàn chi nhánh đến ngày 31/12/2007 đạt 145,031 tỷ đồng trong đó tổng chi phí là 128,501 tỷ đồng, lợi nhuận 16,530 tỷ đồng đạt 137,8% so với kế hoạch NHCT VN giao. Dư nợ tăng trưởng khá cao, tăng 34,5% so với năm 2006 tức là tăng 295 tỷ đồng, là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất đưa chi nhánh ngân hàng công thương thanh hoá vào câu lạc bộ ngân hàng có trên 1000 tỷ dư nợ. Cùng với sự tăng trưởng dư nợ như vậy thì số lượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp tư nhân cũng không ngừng gia tăng qua các năm, tạo những bước tiến đáng kể trong việc đa dạng hoá khách hàng, nâng cao chất lượng tín

dụng, giảm thiểu rủi ro tại ngân hàng. Mở rộng cho vay đối với kinh tế tư nhân là xu hướng tất yếu của các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam trong thời buổi hội nhập hiện nay.

2.3.5-NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KINH TẾ TƯ NHÂN.

Hạn chế:

Hiện nay các ngân hàng đang tích cực mở rộng hoat động cho vay đối với tất cả các loại hình kinh tế theo định hướng của chính phủ nhằm thúc đẩy sự phát triển một cách đồng bộ trên mọi lĩnh vực, mọi thành phần trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mặc dù đã có sự tăng trưởng nhất định nhưng tỷ trọng cho vay kinh tế tư nhân của chi nhánh ngân hàng công thương Thanh Hóa đang còn chưa cao, một mặt do loại hình này chưa thực sự được ngân hàng chú trọng, mặt khác do các điều kiện vay vốn của kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được các yêu cầu mà ngân hàng đặt ra, nên mặc dù ngân hàng đã tạo mọi điều kiện nhưng khả năng tiếp cận vốn của loại hình này còn gặp rất nhiều khó khăn. Nguồn vốn cho vay trong ngân hàng chủ yếu là nguồn ngắn hạn, tỷ trọng cho vay dài hạn trong tổng nguồn thấp, mà hiện nay kinh tế tư nhân đang rất cần nguồn vốn dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất ban đầu hay mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị, máy móc...Thanh Hóa là một tỉnh đang dần phát triển, tỷ trọng thương mại, dịch vụ chưa cao, ngược lại tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp khá cao nên nhu cầu vay vốn phát triển các vùng trang trại, đánh bắt thủy hải sản tương đối nhiều, tuy nhiên các khoản vay thường ẩn chứa nhiều rủi ro, kinh tế tư nhân thường khó khăn trong việc thế chấp vay vốn, tài sản bảo đảm không đủ điều kiện vay, chưa tạo được uy tín đối với ngân hàng.

Mặt khác: Quan điểm, nhận thức về sự cần thiết hướng tới đối tượng khách hàng DNV&N chưa triệt để. Vẫn còn tình trạng ưu ái, tập trung giao dịch với các Doanh nghiệp lớn, DNNN, e ngại phát triển khách hàng DNV&N, ngoài quốc doanh. Trong cho vay DNV&N, DNNQD vẫn còn

thói quen quan tâm tới TSBĐ nhiều hơn là phương án kinh doanh/dự án đầu tư.

Hệ thống thông tin tại chi nhánh NHCT Thanh Hóa về khách hàng nói chung và DNV&N nói riêng còn nhiều bất cập, thiếu tin cậy, chưa phục vụ được cho hoạt động kinh doanh. Đến nay sau 2 năm NHCT thực hiện quản lý theo khách hàng nhưng thông tin, số liệu theo phân loại khách hàng vẫn chưa hoàn chỉnh. Nguyên nhân cả từ 2 phía Hội sở chính và chi nhánh, cán bộ nhập dữ liệu chưa quan tâm đúng mức tới tính chính xác của thông tin, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc kịp thời của cấp quản lý, đồng thời quy chế chịu trách nhiệm về thông tin số liệu chưa chặt chẽ, rõ ràng.

Công tác tuyên truyền quảng bá hoạt động phục vụ KH DNV&N của NHCT còn hạn chế

Các sản phẩm hiện có tuy khá đa dạng nhưng quy trình, thủ tục chưa được thiết kế riêng phù hợp với đối tượng khách hàng quy mô nhỏ.

Vấn đề cán bộ: Vẫn còn thiếu cán bộ cả về số lượng và chất lượng. Do đặc thù số lượng KHDNV&N đông, qui mô nhỏ, việc bố trí đủ cán bộ phục vụ nhóm khách hàng này là một khó khăn chung của hệ thống NHCT, đồng thời chúng ta cũng thiếu một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tài trợ cho DNV&N.

Nguyên nhân:

Về phía ngân hàng:

Các thủ tục vay vốn của hệ thống NHCT nói chung và tại chi nhánh nói riêng còn rườm rà, phức tạp:

Thủ tục vay vốn chưa thông thoáng, rườm rà, phức tạp là nguyên nhân làm cho chi phí giao dịch vay vốn tăng cao gây khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của kinh tế tư nhân. Như ta đã nói ỏ trên thì kinh tế tư nhân trên địa bàn chủ yếu còn nhỏ lẻ, quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu khi chi phí tiếp cận vốn vay cao thì sẽ gây rất nhiều khó khăn khi vay vốn. Trên thực tế, các khoản vay dù nhỏ hay lớn đều phải thông qua rất nhiều khâu, nhiều

bước, thủ tục vay không khác nhau là mấy nên cán bộ tín dụng thường có tâm lý ngại cho vay các khoản vay nhỏ lẻ, đây cũng là một yếu tố gây khó khăn trong việc tiếp cận vốn của kinh tế tư nhân.

Mặt khác: Một số khoản phí của NHCT cao hơn của các ngân hàng khác (như phí chuyển tiền), một số khoản phí NHCT áp dụng nhưng các ngân hàng khác chưa áp dụng (như phí cung cấp bản sao chứng từ, phí thay đổi giá trị bảo đảm nhưng không thay đổi TSBĐ,...) phần nào ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách hàng.

Vấn đề định giá tài sản bảo đảm: Hiện nay việc định giá tài sản bảo đảm của ngân hàng thường thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó, nên nhiều khách hàng không đủ điều kiện vay vốn do tài sản bảo đảm chưa đáp ứng được điều kiện cho vay của ngân hàng. Đây là vấn đề gây khó khăn cho kinh tế tư nhân trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Mặt khác, Quy định về bảo đảm tiền vay của chi nhánh NHCT Thanh Hóa còn một số điểm bất cập như còn phân biệt đối xử giữa DNNN và DN ngoài quốc doanh về mức cho vay không có TSBĐ tối đa, sổ tay tín dụng quy định bắt buộc Chi nhánh thuê tư vấn định giá trong trường hợp giá quyền sử dụng đất cao hơn khung giá quy định của nhà nước (trong khi các Ngân hàng khác không thực hiện quy định này).

Hiện nay các ngân hàng thuơng mại nói chung và ngân hàng công thương trên địa bàn nói riêng đang thực sự thiếu vốn:

Trong những ngày trước và sau Tết Nguyên Đán, các ngân hàng thương mại (NHTM) thực sự thiếu vốn và tăng lãi suất huy động lên rất cao. Tại ngân hàng công thương thanh hoá nguồn vốn tăng trưởng thấp dưới 1%, thị phần huy động vốn chiếm 13% giảm 0,8% so với năm 2006.. Năm 2007 nguồn vốn tiền gửi dân cư giảm 0,9% so với đầu năm do khách hàng đã chia sẻ sang các ngân hàng thương mại cổ phần và đầu tư vào các lĩnh vực khác. Tỷ giá ngoại tệ USD bị mất giá, đầu năm tỷ giá là

bằng USD giảm ngay từ đầu năm 8,8% đến cuối năm giảm 10,3%. Giá vàng liên tục tăng, giá cả sinh hoạt tăng đột biến làm cho khách hàng có tiền gửi tính đến khả năng sinh lời của tiền chính vì thế nguồn vốn tại chi nhánh bị hạn chế.

Hiện nay có NHTM cổ phần đã áp dụng mức lãi suất 12%/năm đối với loại kỳ hạn 3 tháng; 12,6%/năm đối với loại kỳ hạn 6 tháng và 13,8%/năm đối với loại kỳ hạn 12 tháng. Vậy thực chất của tình hình này là gì? Các ngân hàng có thực sự thiếu vốn và vì sao phải tăng lãi suất? Câu trả lời xuất phát từ chính quá trình khai thác sử dụng vốn của các NHTM cổ phần và từ chính đặc điểm trong mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng. Một số nguyên nhân chính là:

Thứ nhất: Trong các tháng cuối năm 2007, đặc biệt là trong tháng 12- 2007 các ngân hàng đẩy mạnh cho vay với tốc độ tăng trưởng rất cao, 14,2% so với tháng 11-2007. Diễn biến này một mặt gắn liền với nhu cầu vốn cuối năm gia tăng, mặt khác các ngân hàng đẩy mạnh tăng dư nợ tín dụng để bảo đảm thực hiện quy định về cho vay chứng khoán theo Chỉ thị số 03 của NHNN. Chính vì lẽ đó tạo ra nhu cầu vốn rất lớn và việc tăng mạnh và tăng cao lãi suất huy động của một số TCTD.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Mở Rộng Cho Vay Đối Vơí Kinh Tế Tư Nhân Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Thanh Hoá (Trang 46 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w