Chính sách về phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Kiểm tra thống kê chất lượng sản phẩm trong công ty TNHH Hoàng Tiêu (Trang 51 - 55)

I- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thống kê chất lượng sản phẩm tại công ty Hoàng Tiêu.

3 Chính sách về phát triển nguồn nhân lực.

Hiện nay vấn đề đào tạo nhân lực ở nước ta chưa thật hiệu quả. Đó là đào tạo quá nhiều về lý thuyết trong khi đó thực tế lại quá ít. Chương trình đào tạo quá xa rời thực tiễn, nhiều khi những kiến thức đó học xong không biết áp dụng vào đâu hoặc không thể áp dụng được nữa khi mà nó đã lỗi thời không còn sử dụng nữa. Mặt khác việc đào tạo không xuất phát từ thực tế mà nền kinh tế đòi hỏi nên dẫn tới tình trạng vừa thừa vừa thiếu.

Tình trạng này không những gây lãng phí cho xã hội mà còn ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp trong việc tuyển chọn nhân viên. Nhà nước cần tiến hành các

động. Cần có sự kết hợp giữa trường và doanh nghiệp để đào tạo ra cái mà doanh nghiệp cần. Điều này cũng có nghĩa là việc đào tạo cũng cần phải xác định khách hàng cho mình để xem cần đào tạo ngành gì?, Thực hiện đào tạo như thế nào? Đào tạo với số lượng bao nhiêu là đủ?...

Nhà nước cũng cần có biện pháp hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp, tổ chức các hội trợ việc làm để người lao động và doanh nghiệp gặp nhau trao đổi thông tin về nhu cầu lao động có trình độ như thế nào. Đồng thời thành lập trung tâm nghiên cứu dự báo về nhu cầu lao động trong dài hạn, trung tâm này thành lập đường dây nóng để có thể giải đáp mọi thắc mắc của người lao động hoặc tư vấn chọn nghề. Có thể lập trang web để mọi người có thể truy cập được rộng rãi, và trang web này có thể cho phép các doanh nghiệp đưa thông tin về kế hoạch tuyển lao động.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, để không bị tụt hậu và nằm ngoài quỹ đạo này đòi hỏi Công ty phải không ngừng nỗ lực hơn nữa trong công tác đổi mới và cải tiến. Đổi mới và cải tiến về thực chất là nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh cũng như cách thức ( phương pháp ) quản lý.

Những năm gần đây Công ty TNHH Hoàng Tiêu đã dần tạo được uy tín, hình ảnh của mình trên thế giới. Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO đã tạo cơ hội cho Công ty phát huy những điểm mạnh và lợi thế của mình nhằm mang lại vị thế cao hơn. Tuy nhiên để làm được điều này thì đòi hỏi bản thân Công ty phải không ngừng đổi mới và nâng cao công tác quản lý chất lượng, quản lý sản xuất tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao.

Việc Công ty TNHH Hoàng Tiêu dần nâng cao năng lực cạnh tranh là một dấu hiệu đáng mừng và cần phải phát huy. Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng Công ty vẫn còn nhiều yếu kém và cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể phát huy tối đa sức mạnh và ưu thế của mình.

Khi thực hiện đề tài nghiên cứu này em rất hi vọng sẽ đóng góp được phần nào về việc nghiên cứu một khía cạnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của nước ta hiện nay. Nhưng do thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế có hạn nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của thầy cô và các bạn quan tâm đến đề tài này.

1. Khoa: Khoa học quản lý; Giáo trình Khoa học quản lý tập I, II; TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền; NXB: Khoa học - Kỹ thuật, 2002. 2. Khoa: Khoa học quản lý; Giáo trình Quản lý kinh tế tập I, II; GS. Đỗ Hoàng

Toàn, TS Mai Văn Bưu; NXB: Khoa học - Kỹ thuật, 2002.

3. Khoa: Khoa học quản lý; Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội; TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền; NXB: Khoa học - Kỹ thuật, 1999. 4. Lê Anh Cường, Bùi Minh Nguyệt, sách Tổ chức và quản lý sản xuất, NXB:

Lao động – Xã hội, 2004.

5. John S.Oakland, sách quản lý chất lượng đồng bộ, NXB: Thống kê, 1994. 6. GS.TS Nguyễn Đình Phan, Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức,

NXB: Giáo dục, 2002.

7. Phó Đức Trù - Phạm Hồng, sách Tài liệu ISO 9000:2000, NXB: Khoa học và kỹ thuật.

8. TS. Nguyễn Kim Định, sách Quản trị chất lượng, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005.

9. Trần Sửu, sách Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá, NXB: Lao động, 2006.

10. Harold Koontz, Cryil O’Donnell, Heinz Weihrich; sách Những vấn đề cốt yếu của quản lý (essential of Management ), NXB: Khoa học và kỹ thuật. 11. Mục nghiên cứu – Trao đổi, Cơ hội và thách thức của Việt Nam về tiêu

chuẩn chất lượng khi gia nhập WTO, Tạp chí tiêu chuẩn đo lường chất lượng, số 7+8, 9+10/2005.

12. Các tài liệu liên quan về hệ thống quản lý chất lượng ISO, tài liệu về quản lý chất lượng tại hội thảo cán bộ quản lý lần 2 tại Hà Nội 3,4/2006.

13. Chuyên đề mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội, 2004.

14. Trang web: www.mof.gov.vn www.TCVN.net

Một phần của tài liệu Kiểm tra thống kê chất lượng sản phẩm trong công ty TNHH Hoàng Tiêu (Trang 51 - 55)