4.1 Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000
- Các yêu cầu của hệ thống đảm bảo chất lượng .
+ ISO 9001 – 1994: Hệ thống chất lượng – Mô hình để đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
+ ISO 9002 – 1994: Hệ thống chất lượng – Mô hình để đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ.
+ ISO 9003 – 1994: Hệ thống chất lượng – Mô hình để đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thiết kế cuối cùng.
- Các hướng dẫn chung về chất lượng .
+ ISO 9000-1: 1994: Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng - Phần 1: Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng.
+ ISO 9000-2: 1997: Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng - Phần 2: Hướng dẫn chung việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003.
+ ISO 9000-3: 1997: Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng - Phần 3: Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 trong việc phát triển, cung cấp và duy trì phần mềm.
+ ISO 9000-4: 1997: Quản lý chất lượng và các tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng - Phần 4: Hướng dẫn quản lý chương trình về độ tin cậy.
- Hướng dẫn chung về quản lý chất lượng .
+ ISO 9004-1: 1994: Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 1: Hướng dẫn.
+ ISO 9004-2 :1994: Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 2: Hướng dẫn cho dịch vụ.
+ ISO 9004-3: 1993: Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 3: Hướng dẫn cho vật liệu chế biến.
+ ISO 9004-4: 1993: Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 4: Hướng dẫn cải tiến chất lượng.
Ngoài ra còn có các tài liệu liên quan hướng dẫn áp dụng cụ thể của quản lý chất lượng : thuật ngữ ISO 8402:1994, đánh giá chất lượng ISO 10011- 1:1990, ISO 10011-1:1991, ISO 10011-3:1991
4.2 Kết cấu của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 năm 2000
- ISO 9001/2/3- 1994 nhập thành ISO 9001:2000.
- ISO 9000-2000 thay thế cho ISO 9402 và ISO 9000-1. - ISO 9040-2000 thay thế cho ISO 9004-1.
- ISO 10011 thay thế cho ISO 10011-1/2/3.
- Toàn bộ ISO 9000 sẽ rút lại còn từ 4 đến 6 tiêu chuẩn. Các tiêu chuẩn khác trong toàn bộ ISO 9000 hiện nay sẽ được chuyển thành báo cáo kỹ thuật hay huỷ bỏ tuỳ theo nội dung của tiêu chuẩn.
4.3 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
- Đối với công ty:
+ Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm phế phẩm trong sản xuất . + Tiết kiệm chi phí, do giảm chi phí hỏng hóc nội bộ và ở bên ngoài.
+ Đảm bảo tiến độ sản xuất, do không bị động trong việc xử lý sản phẩm và bán thành phẩm không phù hợp.
+ Cải tiến chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm và sản phẩm. + Có lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu vì được khách hàng tin tưởng. + Có vị thế trên thị trường, vì có thể sử dụng ISO 9000 trong Marketing.
+ Thường xuyên nâng cao hiệu quả, cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm phù hợp với tình hình mới.
+ Tạo bầu không khí vui vẻ, hăng say lao động trong nhân viên Công ty, từ đó tạo ra năng suất lao động cao hơn và ổn định.
- Đối với nhân viên của công ty:
+ Hiểu biết rõ hơn vai trò trách nhiệm của mình trong công ty. + Biết rõ mục tiêu, yêu cầu công việc của mình nên chủ động hơn.
+ Biết rõ mục tiêu và kế hoạch của công ty, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với việc hoàn thành mục tiêu và kế hoạch chung của công ty. + Xây dựng một nề nếp, không khí làm việc tốt, một nền “ văn hoá chất lượng”, giảm trách cứ, đổ lỗi cho nhau về việc gây ra sai lầm.
+ Nhân viên mới có điều kiện đào tạo, huấn luyện tốt hơn, vì kỹ năng đã trở thành tài sản chung, chi tiết hoá trong các tài liệu.