Tình hình dân số địa lý

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường mỹ giai đoạn 2008-2015 (Trang 63)

Tốc độ tăng dân số của Việt Nam đã được hạ thấp nhanh trong các năm từ 2002 trở về trước, đến năm 2003 lại đột ngột tăng lên, sau đó cũng đã giảm dần và đến năm 2007 chỉ còn tăng 1,21%. Tuy nhiên, theo dự báo của cơ quan dân số, số người sinh con thứ ba tăng mạnh ở hầu khắp các địa phương. Quy mô dân số hằng năm vẫn tăng lên 1 triệu người. Nói một cách hình tượng là mỗi năm nước ta tăng thêm dân số của một tỉnh trung bình. Chính vì thế mà Việt Nam đứng thứ 62 về diện tích, nhưng đứng thứ 11 về dân số và đứng thứ 40 về mật độ dân số trên thế giới.[14]

Cơ cấu dân số và phân bố dân số còn bất hợp lý. Cơ cấu dân số theo giới tính, mặc dù về tổng số thì tỷ trọng nữ nhiều hơn nam (50,85% so với 49,15%), nhưng chủ yếu là lứa tuổi từ 35-40 trở lên, còn lứa tuổi thấp hơn, đặc biệt là giới tính của trẻ em mới sinh thì nam giới đang nhiều hơn so với nữ giới. Nam 2007 so với năm 1995, trong khi nam giới tăng 18,8% thì nữ giới chỉ tăng 17,8%, trong đó có nhiều năm tốc độ tăng của nam giới cao hơn so với nữ giới.[14] Tình hình trên có nguyên nhân từ tư tưởng trọng nam khinh nữ còn tồn tại khá nặng nề trong một bộ phận dân cư.

Cơ cấu dân số theo thành thị/ nông thôn cũng có một số vấn đề đáng lưu ý. Một mặt, tỷ lệ dân số thành thị tuy đã tăng lên trong thời gian qua (năm 1995 là 20,75%, năm 2000 là 24,18%, năm 2005 là 26,88%, năm 2007 là 27,44%), nhưng vẫn thuộc loại thấp so với mức bình quân của thế giới (49%), của châu Mỹ (79%), châu Âu (72%), Châu Đại Dương (72%), châu Á (41%), châu Phi (37%); thấp hơn cả của Đông Nam Á (39%); đứng thứ 8/11 nước ở Đông Nam Á, thứ 42/50 nước và vùng lãnh thổ ở Châu Á, thứ 177/208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặt khác, đô thị hóa về mặt dân số tăng lên nhưng sự chuẩn bị về các mặt quy hoạch, nhà ở, việc làm, giao thông công chính, vệ sinh môi trường[14]…chưa tương xứng.

Ngành Dệt May chịu ảnh hưởng bởi yếu tố dân số ở mỗi khu vực địa lý khá lớn. Dân số vừa là yếu tố cung cấp nguồn lao động cho doanh nghiệp dệt may, vừa là yếu tố quyết định quy mô nhu cầu hàng dệt may đến cuối năm 2005, dân số Việt Nam là 83,12 triệu người, năm 2006 dân số Việt Nam là 84,16 trong khi dự báo mục tiêu chiến lược

dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 là 82,49 triệu người. Đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động khá lớn cho các doanh nghiệp dệt may. Thế nhưng, chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn, chưa có một chế độ qui hoạch cụ thể nào cho việc đào tạo cải thiện đội ngủ lao động trẻ chưa có tay nghè, hay tay nghề thấp cả.

2.3.2.1.5 Một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển ngành dệt may của nhà nước

Xuất phát từ những phân tích, đánh giá về thực trạng của ngành Dệt, May Việt Nam, ngày 10/03/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 36 phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020[15] nhằm phát triển ngành theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo ra bước nhảy vọt về giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua việc thực hiện ba chương trình (trồng bông, dệt vải chất lượng cao và đạo tạo nguồn nhân lực) có tính quyết định đến sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài của ngành Dệt-May Việt Nam.

Theo quyết định phê duyệt chiến lược này, chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, nghành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng và phê duyệt chương trình sản xuất vải phục vụ may xuất khẩu, chương trình phát triển cây bông và chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam. Tập đoàn Dệt May Việt Nam, doanh nghiệp lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức, tham gia thực hiện ba chương trình này. Trên tinh thần đó, tập đoàn Dệt May Việt Nam đang khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Về chương trình phát triển bông vải, theo mục tiêu và chiến lược phát triển từ nay đến năm 2015 là phục hồi diện tích bông nước trời và phát triển diện tích bông có tưới hướng tới sản lượng khoảng 40 ngàn tấn bông xơ và tới 2020 đưa sản lượng lên tới 60 ngàn tấn.[15]

Cùng với việc phát triển xơ sợi tự nhiên thì Tập đoàn Dệt May Việt Nam cùng Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã thành lập Công ty cổ phần hóa dầu và xơ sợi tổng hợp để xây dựng nhà máy sản xuất xơ polyeste đầu tiên của Việt Nam tại khu công nghiệp Đình Vũ Hải phòng với công suốt sản xuất là 400 tấn xơ thông thường, 50 tấn xơđặc biệt và 50 tấn hạt chip/ ngày dự kiến năm 2011 đi vào sản xuất và đến năm 2020 đáp ứng 40% nhu cầu trong nước về xơ sợi tổng hợp với tổng mức đầu tư khoảng 3000 tỷđồng.[16]

Với việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, Tập đoàn Dệt May Việt Nam đang khẩn trương triển khai xây dựng hai trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để cung ứng đủ và kịp thời nguyên phụ liệu cho mọi khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Về mục tiêu sản xuất vải phục vụ may xuất khẩu thì ưu tiên vào sản xuất vải dệt thoi. Trong sản xuất vải dệt thoi thì nhuộm, hoàn tất đóng vai trò quan trọng trong việc làm ra vải đạt chất lượng theo yêu cầu thị trường. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 là 1 tỷ m2. Thuy nhiên, phải thừa nhận rằng cho đến nay nhuộm, hoàn tất vẫn là khâu yếu nhất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Việc củng cố và phát triển khâu in nhuộm, hoàn tất nhất là cho vải dệt thoi là một vấn đề khó (vốn lớn và trình độ kỹ thuật cao) chưa kể tới vấn đề gây ô nhiệm môi trường. Đây là những lý do mà doanh nghiệp thường ngại đầu tư và nhiều địa phương ít quan tâm các dự án có in nhuộm.

Do đó, để đẩy mạnh các dự án đầu tư dệt, nhuộm, trước hết phải tập trung đầu tư xây dựng các trung tâm xử lý nước thải trong các khu công nghiệp hiện có tại Hòa Xá (Nam Định), Hòa Khánh (Đà Nẵng), Bến Lức (Long An), Bình An (Đồng Nai) và các trung tâm mới tại Thái Bình, Quản Nam. Đây là điều kiện rất quan trọng để kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước lên tới 940 triệu USD giai đoạn 2006-2010 và 1,765 tỷ USD cho giai đoạn 2011-2015 cho các dự án dệt, nhuộm qui mô lớn.

2.3.2.2 Môi trường vi mô.

Theo Michael Porter nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard đã đưa ra các nhận định về áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh, môi trường cạnh tranh tác động trực tiếp đến doanh nghiệp nói chung và đối với Thành Công nói riêng.

2.3.2.2.1 Áp lực của nhà cung cấp

Số lượng và qui mô nhà cung cấp hiện tại của công ty rất lớn, tương lai ngày càng có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư cho ngành dệt may hơn, từđó công ty sẽ chủđộng hơn trong sản xuất. Tuy nhiên, do một số tính chất đặc thù của sản phẩm buộc Thành Công phải nhập khẩu từ nước ngoài vì nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên chi phí rất cao: 80% nguyên liệu (bông, xơ) mua trong nước và 20% còn lại phải nhập từ Nga, Trung quốc, Đài loan châu phi,…

Ngoài ra, công ty còn phải nhập khẩu gần 100% hóa chất, thuốc nhuộm, chất hoàn tất,…từ Nhật, Trung Quốc, Singapore.. Chính vì vậy hầu như Thành Công phụ thuộc rất lớn vào các nhà cung cấp nước ngoài. Khi có biến động thị trường thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của công ty như: nhà cung cấp đột ngột tăng giá, biến động giá cả thế giới, bất ổn chính trị, tiến độ cung cấp trễ, chất lượng không tốt, hay công ty nhập về để dự trữ nhiều sẽứ động vốn đôi khi giá giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Đối với nhà cung cấp trong nước

- Đối với phụ liệu may: phần lớn là công ty mua các loại phụ liệu may: dây kéo, nút, giấy lót, keo dựng, móc áo, nhãn các loại, thùng carton,…được cung cấp từ rất nhiều nhà cung cấp lơn và nhỏ như : Cty TNHHSXKD Bao Bì Nhựa Thanh Sang; Cty CNCP TNHH Việt Nam PaiHo, Cty TNHH YKK Việt Nam , công ty TNHH TM Tân Đại Thành,…lợi thế từ các nhà cung cấp này là tương đối ổn định và tiến độ cung cấp nhanh và theo sát những nhu cầu của công ty, thời gian thanh toán chậm. Tuy nhiên các nhà cung cấp này cũng chỉ ở qui mô nhỏ và số lượng cung cấp bị hạn chế có một số nguyên phụ liệu không có ngay, phải chờ thời gian họđi mua lại nơi khác và nhập khẩu. - Đối với bông xơ : khoản 80% số lượng bông xơ công ty phải mua trong nước từ những công ty như: công ty Prosd Hodding, công ty Lợi Phát, công ty pasa, công ty Jyemay,… đây là các nhà cung cấp bông xơ tương đối lớn và ổn định và có mối quan hệ từ rất lâu của công ty, tuy nhiên thời gian cung cấp của họ còn lâu, chủng loại sợi còn rất ít, thời gian thanh toán rất ngắn,…

- Đối với các loại nguyên vật liệu khác như xăng dầu, linh kiện máy móc, than,… được cung cấp từ công ty xăng dầu khu vực II, công ty TM Dệt May TP. HCM, công ty than Đất Cát, công ty TNHH yêu công Nghệ, các siêu thị, các chợđầu mối,…các nhà cung cấp này có lợi thế là rất dễđặt hàng và rất nhanh trong việc giao hàng. Tuy nhiên các nhà cung cấp này chỉ mang tính tạm thời, không ổn định, và phải thanh toán ngay khi mua hàng.

* Đối với nhà cung cấp nước ngoài:

Khoản 20% bông xơ, và gần 100% hóa chất thuốc nhuộm công ty phải nhập khẩu từ các nhà cung cấp nước ngoài như : Olam International Ltd châu phi, Pross holding Trung Quốc, Cotedidoire Ltd, idory coast Ltd thuộc bờ Biển Ngà,…các nhà cung cấp này tương đối lớn và ổn định, tuy nhiên phải đặt hàng trong thời gian dài, số lượng đặt

hàng phải lớn và giá cả luôn biến động theo thị trường thế giới, và họ chỉ đồng ý bán theo hình thức thanh toán L/C. Vì vậy khó đòi bòi thường hay trả hàng khi chất lượng không đảm bảo và đồng điều.

Hiện tại công ty đang tìm kiếm các nhà cumg cấp mới ổn định hơn để thay thế nhữnh nhà cung cấp cũ không đạt yêu cầu. Phân tích, đánh giá lại toàn bộ hệ thống nhà cung cấp ký các hợp đồng cung cấp dài hạn đối với các nhà cung cấp có năng lực ổn định để giảm bớt rủi ro và giảm chi phí sản xuất khi có biến động về giá cả và khang hiếm hàng trên thị trường. Vì thế áp lực đối với nhà cung cấp trong nước vẫn nhẹ hơn nhà cung cấp nước ngoài, tuy nhiên việc đòi tăng giá và khang hiếm hàng đối với các nhà cung cấp trong nước cũng thường xuyên xẩy ra.

2.3.2.2.2 Áp lực của khách hàng

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc đưa các sản phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn trở ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Hầu hết các sản phẩm như dệt may, da giầy rất khó xâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật,… nếu không qua hệ thống phân phối. Chính vì vậy chúng ta đã lắng nghe những câu chuyện về việc một đôi giày sản xuất ở Việt nam bán cho nhà phân phối với giá thấp còn người dân Việt Nam khi mua hàng ở nước ngoài thì phải chịu những cái giá cắt cổ so với sản phẩm cùng chủng loại trong nước.

Đối với người người tiêu dùng, khi được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ thích hợp từ vô số nhà cung cấp khác nhau, họ sẽ tạo ra sức ép rất mạnh buộc Thàng Công phải tuân thủ quy luật cạnh tranh kinh tế, đặc biệt là về giá cả, chất lượng và dịch vụ.

Đối với khách hàng trong nước: Nhu cầu may mặc trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, thị hiếu của họ luôn thay đổi theo sự phát triển của thế giới. Nếu như công ty không đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì họ sẽ nhanh chóng rời bỏ và tìm nhà cung cấp khác tốt hơn. Hiện nay, nhiều công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, giá cả rất cạnh tranh, chính sách tín dụng hấp dẫn. Khách hàng có khả năng lựa chọn các sản phẩm khác nhau và gây áp lực cho công ty. Họ luôn đòi hỏi Thành Công đưa ra sản phẩm có chất lượng tương đương hàng ngoại với giá cả thấp đã tạo nhiều bất lợi cho hoạt động của công ty. Công ty cố gắng xây dựng thương hiệu cho mình và hệ thống phân phối thuận lời cho

khách hàng để có thể thu hút được đông đảo khách hàng trong nước.

Đối với khách hàng nước ngoài: chủ yếu là khách hàng truyền thống, các tập đoàn bán lẻ như J.C Penney, Sanmar, Tonix, Sumitomo, Melcosa, Maytex, …Do vậy, hoạt động sản xuất của công ty lệ thuộc quá nhiều vào các đơn đặt hàng của khách, họ luôn gây sức ép đối với công ty như: ép giảm giá, thay đổi mẫu mã, chỉ định nhà cung cấp nguyên vật liệu có giá cao, hay nhà cung cấp xa nhà máy của công ty, không thực hiện đúng hợp đồng, đưa ra những lý do về chất lượng, an toàn lao động để trì hoãn không thanh toán tiền hàng hoặc yêu cầu giao hàng sớm,...bởi vì doanh thu xuất khẩu của công ty quá phụ thuộc vào các khách hàng này cũng như công ty chưa tổ chức được kênh phân phối rộng khắp. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và các nước, sẽ tạo cơ hội cho công ty tìm kiếm và phát triển nhiều thị trường mới trên thế giới. Như vậy, để duy trì được khách hàng, công ty cần phải tổ chức nghiên cứu và theo dõi chặt chẽ thị trường để sản xuất ra sản phẩm có chất lượng và người tiêu dùng cần.

2.3.2.2.3 Áp lực của đối thủ cạnh tranh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành Dệt May là một trong những ngành đang ở mức cạnh tranh rất gay gắt. Các doanh nghiệp phải chịu rất nhiều áp lực trong sản xuất, kinh doanh để tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay như: khang hiếm nguồn nhân lực, chi phí đầu vào cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao. Hiện nay số lượng công ty hoạt động trong ngành này rất lớn, từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến các công ty rất lớn, đều muốn mở rộng và phát triển sản xuất. Nó đã tạo ra cho công ty Thành công rất nhiều đối thủ cạnh tranh, bên cạnh các đối thủ trong nước chúng ta còn phải đối mặt với các đại gia trong ngành dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, tạo nên một hệ thống các đối thủ cạnh tranh trong ngành, có thểđược phân thành hai nhóm: đối thủ cạnh tranh trong nước và đối thủ cạnh tranh ngoài nước:

* Đối thủ cạnh tranh trong nước :

Thành Công có dãy sản phẩm rất rộng đa dạng và phong phú về chủng loại và kiểu dáng. Tuy nhiên sản phẩm thun vẫn là sản phẩm chủ lực của công ty. Đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều, nhưng đối thủ chính có những mặt hàng và thị trường gần giống Thành Công có thể kểđến là công ty cồ phần May Phương Đông, công ty cổ phần Dệt May Thắng Lợi (Vigatexco),

Công ty cổ phần May Phương Đông với bề dày lịch sử mười mấy năm, chuyên các sản phẩm T-Shirt, Poloshirt, quần áo thời trang nữ, ưu thế của công ty trên thị trường trong

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần dệt may thành công sang thị trường mỹ giai đoạn 2008-2015 (Trang 63)