Từ phía Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Đề tài “ Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp” pptx (Trang 25 - 26)

- Các cơ quan có chức năng của nhà nƣớc: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các cơ quan khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản… nên phối hợp với các trƣờng đại học, trƣờng dạy nghề, tổ chức đào tạo miễn phí, nâng cao trình độ cho thuyền trưởng và thuyền viên.

Chính phủ đã có Quyết định số 1956 ngày 27/11/2009 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Các chính quyền địa phƣơng có thể dựa trên quyết định này để ban hành các đề án nhằm hỗ trợ ngƣ dân trong hoạt động khai thác hải sản, mua bảo hiểm.

Đã có một số địa phƣơng triển khai hiệu quả quyết định trên nhƣ Khánh Hòa. UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án "Đào tạo và cấp chứng chỉ nghề thuyền trƣởng, máy trƣởng, nghiệp vụ thuyền viên, thợ máy tàu cá tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010-2015" nhằm hỗ trợ ngƣ dân trong hoạt động khai thác hải sản.

Theo đó, đề án sẽ tạo điều kiện giúp ngƣ dân đảm bảo đầy đủ các quy định của Bộ NN&PTNT về bồi dƣỡng và cấp chứng chỉ thuyền trƣởng, máy trƣởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá; góp phần đảm bảo an toàn cho tàu thuyền và phƣơng tiện khi hoạt động khai thác trên biển.

Thông qua các lớp đào tạo, các ngƣ dân sẽ đƣợc trang bị kiến thức về kỹ năng lái tàu, tìm hiểu ngƣ trƣờng khai thác, cách khắc phục, sửa chữa máy tàu

24

khi gặp sự cố; các quy định của pháp luật khi tham gia hoạt động khai thác trên biển nhƣ đăng ký, đăng kiểm, mua bảo hiểm cho thuyền viên, quy định hàng hải.

Kinh phí thực hiện đề án khoảng trên 30,7 tỷ đồng, đƣợc trích từ nguồn "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020". Tất cả học viên đều đƣợc đào tạo miễn phí, với mức học phí tƣơng ứng từ 1 - 2,3 triệu đồng/ngƣời.

Từ nay đến 2015, toàn tỉnh sẽ mở 709 lớp với 24.687 ngƣ dân đƣợc đào tạo tay nghề và cấp chứng chỉ thuyền trƣởng, máy trƣởng, thợ máy và thuyền viên. Trong đó, 100% số thuyền viên đang làm việc thƣờng xuyên trên các tàu cá có công suất từ 20CV trở lên18

Mô hình này nên đƣợc nhân rộng ra cả nƣớc.

- Nhà nước cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí để ngư dân mua tàu mới, bám biển, có thể dưới dạng tín dụng.

Hiện nay phần lớn tàu cá ở các địa phƣơng là tàu cũ, độ rủi ro cao, công ty bảo hiểm không dám bán bảo hiểm cho các tàu này. Đồng thời, tàu cũ, không đảm bảo kỹ thuật, ngƣ dân có mong muốn mua bảo hiểm cũng khó có thể mua đƣợc bảo hiểm.

Do đó, nhà nƣớc nên tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí nhƣ Quyết định 289/QĐ-TTg năm 2008. Đối với các tàu lớn, đánh bắt xa bờ vẫn đƣợc hỗ trợ thì có thể tăng mức hỗ trợ. Đối với các tàu nhỏ, bị đƣa ra khỏi diện hỗ trợ, có thể đƣa trở lại hỗ trợ.

Về nguồn kinh phí, có thể không hỗ trợ hoàn toàn cho ngƣ dân mà cung cấp dƣới dạng tín dụng trƣớc khi ra khơi. Khi ngƣ dân đánh cá trở về, có thể thu một phần sản phẩm để trang trải các khoản chi phí này.

Một phần của tài liệu Đề tài “ Bảo hiểm tàu cá tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp” pptx (Trang 25 - 26)