Chính sách huy động vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn- chi nhánh Hà Nội ( SCB Hà Nội) (Trang 26 - 27)

Chính sách huy động vốn của ngân hàng là tổng thể các chiến lược và biện pháp huy động vốn của một ngân hàng nhằm mục tiêu thu hút vốn tối đa. Chính sách này thay đổi theo từng kì, phù hợp với mục tiêu cụ thể của ngân hàng nhưng nhìn chung luôn bao gồm các nội dung sau :

- Hình thức huy động vốn : Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạng hoá hình thức huy động. Hình thức huy động càng phong phú thì ngân hàng càng dễ huy động hơn. Ngân hàng có thể đưa ra nhiều hình thức huy động như : phát hành trái phiếu, kì phiếu, huy động tiền gửi tiết kiệm trong đó đưa ra nhiều thời hạn và lãi suất khác nhau. Các hình thức huy động vốn được đưa ra phải dựa trên cơ sở nghiên cứu phân tích thị trường và tâm lí khách hàng một cách kĩ lưỡng thì mới có thể hấp dẫn khách hàng gửi tiền. Khi một ngân hàng thực hiện đa dạng hóa cho các sản phẩm của mình sẽ có nhiều cơ hội huy động được lượng tiền nhàn rỗi từ dân cư. Ngược lại, đối với những ngân hàng chỉ cung cấp một số sản phẩm tiền gửi nhất định sẽ bị hạn chế trong việc huy động vốn, cũng như số lượng khách hàng.

- Lãi suất huy động: Đối với người gửi tiền là các doanh nghiệp, họ gửi tiền vào các ngân hàng với mục đích thanh toán thì lãi suất không phải vấn đề họ quan tâm. Điều họ quan tâm nhất là việc sử dụng các dịch vụ từ ngân hàng và loại tiền gửi

này gọi là tiền gửi không kì hạn. Tuy nhiên, bên cạnh bộ phận tiền gửi không kì hạn thì vốn huy động của ngân hàng còn bao gồm cả tiền gửi có kì hạn của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Bộ phận tiền gửi này họ gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi, vì vậy lãi suất là điều họ quan tâm và bộ phận này rất nhạy cảm với lãi suất. Ngoài ra khi chưa đủ vốn để sử dụng thì ngân hàng còn đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, từ Ngân hàng Trung ương…Để tạo được nhiều vốn thì ngân hàng phải có chính sách lãi suất hợp lí vừa đảm bảo kích thích người gửi tiền lại vừa phù hợp với lãi suất cho vay của ngân hàng để tránh thua lỗ. Hiện nay một số ngân hàng để thu hút khách gửi tiền đã sử dụng lãi suất rất linh hoạt như chia nhỏ lãi suất theo các thời hạn tiền gửi khác nhau,trả lãi cho tài khoản tiền gửi không kì hạn đồng thòi để không bị ứ đọng vốn thì họ giảm cả lãi suất cho vay. Tuy nhiên sự tăng giảm lãi suất này chỉ giới hạn trong một biên độ nhất định để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có lãi.

- Bảo hiểm tiền gửi: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro xảy ra là điều không tránh khỏi. Vì vậy sự an toàn của các ngân hàng thương mại luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông, các nhà điều hành và đặc biệt là đối với người gửi tiền. Bởi vì phần lớn vốn kinh doanh của ngân hàng là vốn huy động từ bên ngoài. Để lấy được niềm tin từ người gửi tiền đồng thời bảo vệ lợi ích cho họ tránh được những tổn thất khi ngân hàng gặp rủi ro mất khả năng thanh toán thì các ngân hàng thương mại phải tham gia bảo hiểm tiền gửi. Các công ty bảo hiểm tiền gửi sẽ đứng ra chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ tiền cho người gửi tiền trong giới hạn bảo hiểm. Người dân sẽ an tâm gửi tiền vào ngân hàng hơn khi ngân hàng đó tham gia bảo hiểm tiền gửi vì họ cho rằng nếu ngân hàng có gặp rủi ro thì vẫn có công ty bảo hiểm tiền gửi trả tiền cho họ trong giới hạn bảo hiểm, tức là họ vẫn có thể thu hồi một phần tiền đã gửi, hơn nữa, công ty bảo hiểm tiền gửi cũng sẽ giúp người gửi tiền giám sát hoạt động của ngân hàng mà họ gửi tiền vào, đảm bảo cho món tiền được an toàn.

Một phần của tài liệu Mở rộng huy động vốn tại ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn- chi nhánh Hà Nội ( SCB Hà Nội) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w