Cải thiện thu nhập và phúc lợi cho người lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai (Trang 71 - 73)

- Ngành vận tải kho bãi, thông tin bưu điện

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHO CÁC KCN CỦA TỈNH ĐỒNG NA

3.3.1. Cải thiện thu nhập và phúc lợi cho người lao động.

Điều 56 Bộ luật lao động xác định, khi chỉ số giá cả sinh hoạt tăng cao dẫn đến việc giảm sút tiền lương thực tế của người lao động thì Chính phủ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo thu nhập thực tế cho người lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, việc làm và chỉ số giá cả sinh hoạt thường xuyên biến động cùng với giá cả quốc tế. Thực tế trong những năm qua cho thấy, giá cả sinh hoạt tăng cao, nhưng việc điều chỉnh tiền lương thực ra là một bài toán không đơn giản cho doanh nghiệp khi giá thành sản phẩm cũng tăng cùng giá cả sinh hoạt.

Việc cụ thể hoá Điều 56 Bộ luật lao động là một đòi hỏi bức xúc của thực tế, nhưng phải dành được sự thoả thuận của cả người sử dụng lao động và người lao động, nhằm mục tiêu tái tạo được sức lao động cơ bản của người lao động. Và đây chính là lợi ích chung, lâu dài của doanh nghiệp. Những hệ quả của đình công vừa qua cũng như sự manh nha khả năng cung cấp lao động phổ thông ngày càng hạn chế, đã thúc đẩy nhiều nhà doanh nghiệp coi việc bảo đảm tái tạo được sức lao động cơ bản của người lao động là điều kiện cần thiết để phát triển ổn định của doanh nghiệp.

Cuối năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2007/NĐ-CP và 168/2007/NĐ-CP điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và các doanh nghiệp, tổ chức có VĐTNN. Hai Nghị định này đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2008.

Hiện nay, việc cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp trong KCN đang trở nên găy gắt, để tăng cường khả năng thu hút lao động cho doanh nghiệp của mình, trước mắt các doanh nghiệp cần phải:

- Xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng, công bố công khai cho người lao động biết theo quy định của pháp luật lao động. Kịp thời điều chỉnh thang bảng lương theo quy định mới. Mức lương điều chỉnh mới có thể bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu này tuỳ khả năng và chiến lược của mỗi doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý quan tâm cân đối tiền lương giữa người mới và người cũ, giữa người có trình độ chuyên môn kỹ thuật với lao động khác.

- Doanh nghiệp cần thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu, nội dung, trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động đã được ghi trong bộ Luật lao động và các văn bản pháp quy do Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành nhằm bảo đảm các quyền lợi cho người lao động, như: thực hiện chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động và các chế độ khác theo đúng quy định của Bộ Luật Lao động...

- Thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động đúng nội dung và hình thức quy định. Cần thực hiện nghiêm túc các cam kết đã ký trong hợp đồng lao động. Chủ doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động có sự chứng kiến của tổ chức công đoàn-đại diện lợi ích hợp pháp của công nhân. Chủ doanh nghiệp phải tôn trọng lợi ích vật chất, tinh thần của người lao động được ghi trong hợp đồng lao động mà bên sử dụng lao động và người lao động đã cam kết, thực hiện đúng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, không được ép buộc người lao động làm thêm giờ trái quy định pháp luật.

- Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ đãi ngộ, chính sách ưu đãi lao động, coi trọng người lao động như nguồn tài sản quý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có các chính sách đãi ngộ thích đáng đối với người lao

động về: tiền thưởng, tiền tăng ca, khẩu phần ăn,…cũng như có các biện pháp hỗ trợ khác đối với người lao động (hỗ trợ tiền xăng xe đi lại, tiền nhà ở…) nhằm giảm bớt phần nào những gánh nặng trong cuộc sống đang rất khó khăn như hiện nay.

- Doanh nghiệp cần có các hoạt động cải thiện đời sống tinh thần cho người lao động, lôi kéo họ tham gia vào các hoạt động đó, giúp người lao động gắn bó hơn với nhau và với doanh nghiệp.

Về lâu dài để duy trì ổn định và nhất là có thể thường xuyên cải thiện nâng cao mức lương và các phúc lợi khác cho người lao động, doanh nghiệp cần:

- Bên cạnh việc tiếp tục làm tốt các vấn đề đã nêu ở trên, doanh nghiệp phải chú trọng cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho người lao động nhằm tạo sự thoải mái, khuyến khích người lao động hăng say làm việc; tạo điều kiện cho người lao động học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, có điều kiện thăng tiến và luôn chú ý chăm lo đời sống tinh thần cho họ.

- Doanh nghiệp cần có các biện pháp phát triển sản xuất, cải tiến công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó có thể tăng thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w