I. ĐÁNH GIÁ CHUNG PHÁP LUẬTVỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP
1. Những kết quả do pháp luậtvề đấu thầu xây lắp mang lạ
Đấu thầu là hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế rất cao. Trong nền kinh tế thị trường nó càng tỏ rõ ưu thế của mình. Vai trò của nó không chỉ thể hiện bằng những lợi ích không chỉ với chủ đầu tư mà còn cả với các bên dự thầu và Nhà nước.
1.1 Tạo hiệu quả đối với các nhà đầu tư.
Trong lĩnh vực xây lắp, các nhà đầu tư đều mong muốn đạt được hiệu quả tối đa từ hoạt động đầu tư xây dựng của mình. Vì vậy họ thường sử dụng đấu thầu để lựa chọn được đơn vị đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, thực hiện dự án với chất lượng cao nhất, tiết kiệm được chi phí. Thông qua đấu thầu chủ đầu tư tạo ra được sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lí nhất. Dựa trên các tiêu chí đã được lựa chọn trước, nhà đầu tư có thể đánh giá công bằng các nhà thầu cũng như tạo nên được sự nhất quán từ đầu tới cuối quá trình xây dựng. Chính nhờ có đấu thầu mà tình
trạng vô trách nhiệm, thất thoát, lãng phí các nguồn vốn dành cho dự án được khắc phục, chất lượng công trình, hàng hoá được nâng cao.
Trong thời gian qua đặc biệt từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 43/1996/NĐ- CP ngày 16/07/1996, hoạt động đấu thầu diễn ra tương đối thuận lợi, đảm bảo tính công bằng, khoa học. Pháp luật về đấu thầu quy định rõ trình tự, thủ tục để các dự án, các gói thầu được triển khai thực hiện trên cơ sở các nội dung quy định cụ thể của hợp đồng.
Phương thức đấu thầu ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, không chỉ ở nước ta mà nhiều nước trên thế giới. Nó được nhìn nhận như một điều kiện thiết yếu để đảm bảo thành công cho các nhà đầu tư.
1.2. Pháp luật về đấu thầu xây lắp tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng
Đấu thầu là qúa trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu tạo cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các nhà thầu đáp ứng được yêu cầu. Thông qua các tiêu chí của bên mời thầu đưa ra các nhà thầu có thể tự đánh giá khả năng của mình để quyết định có tham gia hay không. Nếu xét thấy có đủ những tiêu chí mà bên mời thầu đưa ra thì các nhà thầu hoàn toàn có thể tham gia dự thầu mà không có bất cứ một cơ quan tổ chức nào có thể ngăn cản một khi cuộc đấu thầu được tiến hành đúng pháp luật.
Một trong những nguyên tắc trong đấu thầu là cạnh tranh bình đẳng, do đó đấu thầu thiết lập nên một môi trường cạnh tranh mà trong đó các nhà thầu có thể chủ động đưa ra được các đề nghị phù hợp với yêu cầu của bên mời thầu. Ngoài ra cũng dựa trên các tiêu chí mà bên mời thầu đưa ra, các nhà thầu bị thất bại trong qua trình đấu thầu có thể tự đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của mình.
Nhờ tính cạnh tranh công bằng của đấu thầu các nhà thầu cùng nhau đưa ra các điều kiện tối ưu của mình về kinh nghiệm, năng lực, tài chính, kỹ thuật …nhằm mục đích trúng thầu. Điều này hạn chế được tình trạng giao thầu cho bên không đủ năng lực thực hiện đẫn đến hậu quả là chất lượng công trình không đảm bảo, thời gian thực hiện kéo dài, phát sinh tranh chấp.
Đấu thầu xây lắp là hình thức cạnh tranh hợp pháp trong đó các nhà thầu tham gia đều bình đẳng. Tuy nhiên, với một số ngoại lệ luật định áp dụng với nhà thầu nước ngoài, quy định về việc ưu tiên cho nhà thầu Việt Nam khi tham gia đấu thầu quốc tế
tại Việt Nam giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài có tiềm lực hơn về mọi mặt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển. Trước khi quy chế đấu thầu ra đời thì hầu như các doanh nghiệp Việt Nam thường thua các doanh nghiệp nước ngoài trong các cuộc đấu thầu ngay chính trên thị trường nội địa do khả năng tài chính, do năng lực và kinh nghiệm. Quy chế đấu thầu ra đời giúp cho các nhà thầu trong nước có cơ hội thử thách để tiến tới cạnh tranh thực sự với các nhà thầu quốc tế.
1.3.Pháp luật về đấu thầu hạn chế tình trạng tham nhũng trong hoạt động đầu tư xây lắp.
Xây dựng là lĩnh vực hoạt động sử dụng nhiều tiền vốn, vật tư, lao động, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực nên ở đây dễ xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát và tham nhũng. Thực tế hiện nay có một số công trình vừa mới hoàn thiện nhưng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng như hầm chui Văn Thánh, đường cao tốc Pháp Vân... Công tác kiểm tra, thanh tra cho thấy nguyên nhân chủ yếu là do công trình bị “rút ruột”, tạo nên tình trạng kém chất lượng. Thông qua các quy định của mình về đấu thầu, các cơ quan quản lý nhà nước có thể hạn chế được tình trạng các doanh nghiệp không đủ năng lực tham gia đấu thầu. Các nhà thầu có thể giám sát được các nhà thầu khác nhờ tính công khai, minh bạch của đấu thầu. Đấu thầu với ưu thế về thông tin rành mạch, trách nhiệm của nhà thầu cũng như của bên mời thầu được quy định rõ ràng khiến cho cơ chế “cửa sau” khó phát huy tác dụng tiêu cực của nó. Các quy định về bảo mật thông tin trong quá trình đấu thầu, giúp cho bên mời thầu tìm ra được nhà thầu thích hợp nhất cho công trình của mình. Đối với một số công trình, do yêu cầu của tiêu chí dự thầu số lượng nhà thầu tham gia sẽ hạn chế. Điều này giúp khắc phục được tình trạng dàn xếp mua bán giá thầu, tình trạng quân xanh_quân đỏ trong đấu thầu, trả lại cho đấu thầu giá trị đích thực của nó. Các quy định không cho phép tổng công ty và các công ty thành viên cùng tham gia một cuộc đấu thầu đã góp phần hạn chế tình trạng thông đồng trong đấu thầu.
Pháp luật về đấu thầu với những ưu điểm vượt trội đã tạo nên một môi trường pháp lí quan trọng, giúp cho các nhà đầu tư cũng như các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát tốt hoạt động đầu tư xây dựng, chống nạn tham nhũng.
Tròn hai năm Luật Đấu thầu chính thức có hiệu lực (1/4/2006 – 1/4/2008). Cùng với sự ra đời kịp thời của Nghị định 58/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng đã hình thành một hệ thống các văn bản quy định về đấu thầu, tạo ra sự chuyển biến đáng kể trong các hoạt động chi tiêu, sử dụng nguồn vốn của Nhà nước, tăng cường tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế..
Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận, việc thực hiện Luật đấu thầu và Nghị định 111/2006/NĐ-CP đến nay được thay thế bằng Nghị định 58/2008/NĐ-CP không chỉ giúp chủ đầu tư, bên mời thầu lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện gói thầu mà còn giúp tiết kiệm được cho Nhà nước 6.058,9 tỷ đồng ngay trong năm đầu tiên thực hiện theo Luật đấu thầu. Nếu theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của Bộ ngành và địa phương trong cả nước năm 2006, số tiền tiết kiệm từ đấu thầu tương đương với mức vốn để xây dựng một nhà máy điện trên 400MW hoặc 100km đường cao tốc, trong đó 70% tổng mức tiết kiệm đạt được từ hình thức đấu thầu rộng rãi.
Nhìn chung, Luật Đấu thầu đảm bảo được tính khách quan, minh bạch, công bằng và cạnh tranh lành mạnh. Trên cơ sở đó, đảm bảo đem lại lợi ích thiết thực cho các bên tham gia đấu thầu, đảm bảo hiệu quả kinh tế, đặc biệt đối với các dự án sử dụng nguồn vốn nhà nước. Sự ra đời của Luật Đấu thầu là một yêu cầu cấp bách và tất yếu trong điều kiện việc quản lý Nhà nước với hoạt động này những năm vừa qua chưa được hiệu quả, thậm chí còn có biểu hiện buông lỏng quản lý mà biểu hiện cụ thể của tình trạng này là hàng loạt các gói thầu bị phanh phui vì dính líu đến tiêu cực. Vấn đề quan trọng là thực hiện nghiêm túc những quy định của Luật Đấu thầu, biến các ý tưởng lập pháp thành hiện thực trong đời sống pháp luật hôm nay.
Hiệu quả là vậy nhưng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thừa nhận kết quả đạt được vẫn chỉ ở mức độ vừa phải, còn “khiêm nhường” so với những tồn tại đang hiện hữu. Trong Luật đấu thầu đã thể hiện rõ tinh thần phân cấp, thực hiện phân cấp mạnh gắn liền với trách nhiệm và tăng cường công tác hậu kiểm. Phân cấp mạnh giúp các chủ đầu tư chủ động hơn trong việc thực hiện và quyết định các nội dung của quá trình đấu thầu. Ở một số nơi, thậm chí hiệu trưởng các trường tiểu học, trung học... cũng được phân cấp thẩm quyền phê duyệt quyết định đầu tư, là người có thẩm quyền trong đấu thầu. Tuy nhiên, khi thực hiện phân cấp mạnh thì cũng đồng nghĩa với việc sẽ có các đơn vị không đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn