Từ khi đất nước chuyển sang thời kỳ mở cửa, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam đã có nhiều cố gắng hoàn thiện các mô hình tổ chức và quản lý linh hoạt để xây dựng và phát triển thành một doanh nghiệp chủ lực của nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, có thể đứng vững trong môi trường hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Tổng công ty đã ban hành và điều chỉnh kịp thời Quy chế tài chính để đảm bảo quản lý ngày càng hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh về khía cạnh tài chính.
Do có nhiều nét đặc thù trong quá trình kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông nên quy chế tài chính hiện hành có nhiều nét bất cập, ảnh hưởng một phần đến các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ Bưu chính viễn thông, trong đó có Bưu điện trung tâm 1. Theo cơ chế hiện nay, Tổng công ty trực tiếp cấp gần như toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc. Nhưng các đơn vị chỉ được giao quyền quản lý và quyền sử dụng một số vốn rất hạn chế, do đó làm mất đi tính chủ động , làm chậm trễ, thậm chí mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, Tổng công ty nên có chính sách khuyến khích các đơn vị phụ thuộc gửi tiền để thu thêm lợi nhuận trong trường hợp có thặng dư ngân quỹ. Tổng công ty nên tạo điều kiện cho các đơn vị phụ thuộc chủ động hơn trong việc tham gia đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết.
Chuyển các đơn vị sang hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập
Tổng công ty có thể chuyển các đơn vị hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập khi điều kiện cho phép. Các đơn vị hạch toán phụ thuộc tiến hành hạch toán nội bộ trong toàn khối, thay mặt Tổng công ty thu cước trực tiếp từ khách hàng sử dụng các dịch vụ, được Tổng công ty thanh toán doanh thu riêng để bù đắp các chi phí và có lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cùng với thời gian, với sự lớn mạnh của các đơn vị, tính độc lập trong sản xuất của các đơn vị ngày càng rõ nét, nên có sự chuyển đổi từ các đơn vị hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập. Từ đó thúc đẩy hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh trên mạng nội hạt, đặt các đơn vị này cùng trong guồng máy kinh doanh, ngang tầm với doanh nghiệp nhà nước khác.
Xây dựng các chỉ số của ngành để so sánh
Vì đặc thù hoạt động của mỗi ngành rất khác nhau nên việc đánh giá một chỉ tiêu tài chính là tốt hay xấu không đơn thuần là phụ thuộc vào phép tính số học mà còn phụ thuộc vào chỉ số trung bình của ngành. Tiêu chuẩn ngành có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định vị trí tương đối của doanh nghiệp trong ngành. Nó là cơ sở cho việc hoạch định các giải pháp điều chỉnh đối với doanh nghiệp.
Để đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý ngân quỹ, bên cạnh việc so sánh giữa các chỉ tiêu bằng tỷ lệ của kỳ này với kỳ trước để thấy được xu hướng thay đổi các tỷ lệ tài chính này, qua đó đánh giá tình hình quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp được
cải thiện hoăc trở nên yếu kém như thế nào nhằm đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, nhà quản lý tài chính còn phải so sánh các tỷ lệ của kỳ này với mức trung bình của ngành để xác định vị thế của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Trong thời gian tới, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam nên xây dựng và tính toán các mức trung bình ngành của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ như mức trung bình ngành về khả năng thanh toán hiện hành, mức trung bình ngành về khả năng thanh toán nhanh, mức trung bình ngành về khả năng thanh toán tức thời và mức trung bình ngành của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ để các đơn vị tham chiếu, từ đó đưa ra các quyết định đúng trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ của mình.
3.3.2 Kiến nghị với các Bộ, cơ quan quản lý tài chính của nhà nước
Về việc trích lập và sử dụng các quỹ nhàn rỗi trong các doanh nghiệp nhà nước
Theo quy định của thông tư 64/1999/TT – BTC về “Hướng dẫn chế độ phân phối lợi nhuận sau thuế và quản lý các quỹ trong doanh nghiệp nhà nước”, doanh nghiệp phải sử dụng các quỹ trong doanh nghiệp bao gồm: quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm..vào đúng mục đích như tên gọi của chúng. Quy định như vậy chưa phù hợp với sự vận động của cơ chế thị trường, chưa tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng tích luỹ vốn đáp ứng nhu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh. Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sử dụng vốn khi cần thiết, nhà nước cần bổ sung thêm những quy định cho phép doanh nghiệp nhà nước sử dụng các quỹ nhàn rỗi tạm thời vào mục đích tài trợ cho thanh toán ngắn hạn .
Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành và phát triển được hơn 4 năm, đã mang lại một số lợi ích nhất định cho các doanh nghiệp. Đây là kênh bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay quy mô thị trường còn nhỏ, việc đầu tư chứng khoán vẫn còn mới đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay. Chính vì vậy, để tạo niềm tin cho đối với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực khá rủi ro này, Nhà nước cần ban hành và bổ sung và các văn bản pháp quy phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển thị trường. Ngoài ra, việc đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh
nghiệp nhà nước hiện naysẽ góp phần làm đa dạng hoá lượng hàng hoá trên thị trường chứng khoán .
Xây dựng các chuẩn mực đánh giá an ninh tài chính và phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
Để đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp phải căn cứ vào các chuẩn mực, chỉ số về kinh tế, tài chính nhưng hiện tại chưa có một cơ quan nào đảm nhận việc xây dựng hệ thống này để giúp cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, ngân hàng cũng như các nhà đầu tư nắm bắt được thông tin về tài chính doanh nghiệp.
Hệ thống các chỉ tiêu này cần tập trung vào phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung, trong đó các chỉ tiêu cơ bản là: các chỉ số về kết quả hoạt động, khả năng sinh lợi, các chỉ số về năng lực tự tài trợ, các chỉ số về luân chuyển vốn.
Việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm có quan hệ khăng khít với nhau. Xếp hạng tín nhiệm có thể hiểu là sự đánh giá hiện thời về khả năng và mức độ sẵn sàng trả nợ gốc, lãi của một người đi vay với đối với một khoản vay nhất định trong suốt thời hạn có hiệu lực của khoản vay đó. Những chỉ tiêu về an ninh tài chính đối với từng ngành, lĩnh vực là một trong những căn cứ giúp cho việc xếp hạng mức độ tín nhiệm của mỗi doanh nghiệp.
Đối với nền kinh tế, xếp hạng tín nhiệm góp phần làm lành mạnh hoá thị trường, tăng cường hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn.. ở Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm giúp làm lành mạnh hóa thị trường tín dụng, đánh giá đúng thực trạng tài chính của các doanh nghiệp, tạo điều kiện phát triển thị trường chứng khoán.
Kết luận
Nhu cầu vốn lưu động nói chung và nhu cầu tiền tệ nói riêng là một vấn đề cần được quan tâm đúng mức bởi đó là một trong những điều kiện dẫn đến thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt điều này, các nhà quản lý doanh nghiệp phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiền tệ của doanh nghiệp, từ đó có khả năng lập kế hoạch cũng như thực hiện tốt hoạt động quản lý và điều hành doanh nghiệp trong những điều kiện khác nhau.
Công tác quản lý ngân quỹ chỉ là một bộ phận trong công tác quản lý tài chính trong doanh nghiệp, nhưng nó có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với Bưu điện trung tâm 1.
Trong thời gian tới, Bưu điện trung tâm 1 cần nhanh chóng hoàn thiện công tác quản lý để có thể đứng vững trong môi trường kinh doanh đầy những biến động, cạnh tranh gay gắt. Những giải pháp cần thực hiện trước hết là bổ sung những quy chế, điều khoản về quản lý ngân quỹ trong quy chế tài chính của công ty, nhanh chóng áp dụng một mô hình quản lý ngân quỹ thích hợp và xây dựng kế hoạch quản lý ngân quỹ trong từng tháng. Đồng thời, công ty cũng cần chú trọng công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao năng lực quản lý tài chính của đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty, nâng cao năng lực áp dụng công nghệ kỹ thuật trong quản lý.
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản Thống kê năm 2003.
2. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản Thống kê năm 1997.
3. Giáo trình quản lý tài chính – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia năm 2000.
4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản Thống kê năm 2001.
5. Giáo trình quản trị kinh doanh bưu chính viễn thông – Nhà xuất bản Thống kê năm 2001.
6. Cơ chế quản lý tài chính của Bưu điện Hà Nội.
7. Các báo cáo kế toán tài chính của Bưu điện trung tâm 1 năm 2003, năm 2004.
8. Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, tạp chí Kinh tế và dự báo, tạp chí Phát triển kinh tế năm 2002, năm 2003, năm 2004.
Mục lục Lời nói đầu
Chương 1: Công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
1.1 Vai trò của ngân quỹ đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
3
1.1.1 Doanh nghiệp và chức năng tài chính của doanh nghiệp 3 1.1.2 Vai trò của ngân quỹ đối với hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế
thị trường
4
1.2 Công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 12 1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường
12
1.2.2 Nội dung công tác quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp 15 1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp 25 1.3.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngân quỹ thông qua đánh giá khả năng thanh toán
của doanh nghiệp
25
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngân quỹ thông qua đánh giá khả năng hoạt động của doanh nghiệp
28
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá khả năng dự phòng những biến động bất thường 30 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý của doanh nghiệp 31 1.4.1 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 31 1.4.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 34
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1
2.1 Giới thiệu chung về Bưu điện trung tâm 1 37 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện trung tâm1 37 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Bưu điện trung tâm 1 37 2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của Bưu điện trung tâm 1 38 2.1.4 Đặc điểm kinh doanh của ngành Bưu điện trong nền kinh tế thị trường 39 2.1.5 Tình hình sản xuất kinh doanh của Bưu điện trung tâm 1 42 2.2 Thực trạng công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1 44 2.2.1 Ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 44
2.2.2 Tình hình quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 49 2.2.3 Phân tích tình hình tài chính theo các dòng tiền 52 2.2.4 Đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 56 2.3 Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân quỹ của Bưu điện trung tâm 1 61
2.3.1 Những kết quả đạt được 61
2.3.2 Những hạn chế 62
2.3.3 Nguyên nhân 63
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung tâm 1
3.1 Định hướng phát triển của Bưu điện trung tâm 1 trong thời gian tới 66 3.1.1 Môi trường kinh doanh bưu chính viễn thông-Cơ hội và thách thức 66 3.1.2 Kế hoạch hoạt động trong năm 2005 67 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện trung
tâm 1
68
3.2.1 áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ thích hợp 68 3.2.2 Hoàn thiện những quy chế về quản lý ngân quỹ trong cơ chế quản lý tài
chính của Bưu điện trung tâm 1
76
3.2.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ngân quỹ 77 3.2.4 Tăng cường xây dựng bộ máy nhân sự cho công tác quản lý ngân quỹ 78 3.2.5 Tăng cường nguồn thông tin cung cấp cho công tác quản lý ngân quỹ 78 3.3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân quỹ tại Bưu điện
trung tâm 1
79
3.3.1 Kiến nghị với Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam 79 3.3.2 Kiến nghị với các Bộ, cơ quan quản lý tài chính của Nhà nước 81