mua đất hay xây hoặc sửa chữa nhà là một công việc trọng đại trong đời người. Do vậy để chuẩn bị làm các việc trên, họ cần có một khoảng thời gian nhất định, có thể hàng chục năm để tích lũy tài chính và nhưng điều kiện khác, để tích lũy nguồn tài chính ngoài việc tiết liệm thì hầu hết là vay của người thân hay bạn bè rất ít khi vay từ Ngân hàng. Vấn đề này xuất phát từ thói quen ngại vay mượn của người Việt Nam, song một phần còn do thị trường tài chính còn chưa phát triển, đã làm hạn chế mục đích vay tiền của nhân dân.
Trong 5 năm trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển với tốc độ khá cao, đã tạo điều kiện cho người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng đê hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu cải thiện cuộc sống. Các Ngân hàng đã hướng tới cung cấp các dịch vụ bán lẽ để đáp ứng nhu cầu cá nhân và hộ gia đình. Trong đó, việc cho vay với mục đích mua, sửa chữa, xây dựng nhà ở đã được nhiều ngân hàng triển khai thực hiện như: NHNo&PTNT Việt Nam, NH phát triển nhà Đồng Bằng sông Cửu Long (MHB), NHTM cổ phần Á Châu (ACB), ngân hàng nhà Hà Nội (Habubank), NH Nhà TPHCM (HHB), Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NH Kỹ Thương (Techcombank),… Tuy nhiên, các khoản cho vay để mua, xây dựng, sửa chữa lớn nhà ở trong thời gian vừa qua chủ yếu là triển khai thực hiện chính sách của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, riêng Agribank đã chiếm khoảng 86% các khoản vay liên quan đến nhà ở.
Triển vong:
Thị trường cho vay liên quan đến nhà ở còn rất lớn, trong đó nhu cầu về nhà ở khu vực đô thị là rất cấp bách. Theo quy hoạch tổng thể định hướng cho phát triển khu đô thị đến năm 2020 thì dân số đô thị sẽ chiếm khoảng 45% dân số cả nước, như vậy sức ép về nhà ở càng lớn, nhất là hai thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Do đó để mở rộng cho vay lĩnh vực này, các NHTM cần tổ chức các cuộc điều tra xã hội rộng rãi để nắm bắt nhu cầu thực sự của người dân, từ đó xây dựng chiến lược khách hàng và đề ra biện pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở.