Thanh toán bằng Thư tín dụng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN (Trang 31 - 33)

Thư tín dụng là một tờ lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua (theo đề nghị của người mua) đối với ngân hàng phục vụ bên bán để tiến hành trả tiền cho người bán theo các chứng từ của người bán xuất trình về hàng hóa đã giao, dịch vụ đã được cung ứng cho bên mua, phù hợp với các khoản đã ghi trong thư tín dụng.

Một số quy định về Thư tín dụng:

Người bán Người mua

 Thư tín dụng được dùng để thanh toán giữa các bên mua và bán trong hệ thống ngân hàng, trong trường hợp bên bán đòi hỏi bên mua phải đảm bảo vốn để chi trả ngay sau khi giao hàng hóa, dịch vụ.

 Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để thanh toán với một người bán duy nhất (tức là một người thụ hưởng).

 Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng.

 Mức tối thiểu của một thư tín dụng là 10.000.000 đồng.

Sơ đồ 5 : Quy trình luân chuyển chứng từ:

(5) giao hàng hóa dịch vụ (1)Xin mở thư (2) Báo Nợ (4 ) (6) (8) tín dụng (3) (7)

(1) Người mua gửi giấy xin mở tín dụng tới ngân hàng. (2) Ngân hàng báo nợ cho người mua

(3) Ngân hàng phục vụ chuyển thư tín dụng(TTD)đã mở sang ngân hàng bên bán

(4) Ngân hàng bên bán thông báo TTD đã mở cho người bán

(5) Người bán giao hàng hóa dịch vụ cho người mua theoTTD đã mở. (6) Sau khi giao hàng, người bán lập bảng kê thanh toán TTD đã mở

(7) Ngân hàng bên bán chuyển lệnh Nợ về thanh toán TTD gửi tới NH phụ vụ mình đề nghị thanh toán

(8) Ngân hàng gửi báo Có cho người bán.

Bên mua Bên bán

Ưu nhược điểm của hình thức thanh toán bằng Thư tín dụng.

Ưu điểm: Khả năng thanh toán được đảm bảo một cách chắc chắn theo những

điều khoản mà hai bên thỏa thuận.

Nhược điểm: Thủ tục mở Thư tín dụng phức tạp, người mua hàng sẽ bị đọng

vốn do phải ký gửi một khoản tiền lớn trên tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán Thư tín dụng mà không được hưởng lãi. Vì vậy hình thức thanh toán này ít được áp dụng trong quan hệ thanh toán trong nước, mà thường áp dụng trong thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH PHÒNG GIAO DỊCH TRẦN XUÂN SOẠN (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w