I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN
4. Các chỉ tiêu cụ thể
4.1. Khách du lịch
Khách du lịch quốc tế đến Hải Dương chủ yếu là theo đường bộ thông qua thủ đô Hà nội - trung tâm phân phối khách lớn nhất ở phía Bắc. Khách du lịch đến Hải Dương chủ yếu là khách công vụ, thương mại với mục đích
chính là tìm kiếm các cơ hội làm ăn hoặc thực thi công vụ. Trong những năm tới khi quy hoạch du lịch của tỉnh được phê duyệt và từng bước được triển khai thực hiện, cơ sở hạ tầng được nâng cấp mở rộng. Giai đoạn 2008 trở đi do được đầu tư tương đối đồng bộ cho kết cấu hạ tầng, sản phẩm và dịch vụ du lịch nên dự kiến lượng khách du lịch quốc tế đến và lưu trú sẽ tăng nhanh tương ứng là 100.000 ngàn lượt năm 2010 và 350.000 vào 2020.
Khách nội địa Dự kiến năm 2010 sẽ đón khoảng 350.000 lượt khách đến và lưu trú, 2020: 650.000 lượt khách.
4.2. Thu nhập du lịch
Bao gồm tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: doanh thu lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và dịch vụ: bưu điện, y tế...
Trong những năm tới đầu tư vào du lịch để tăng mức chi tiêu của khách. Mức chi tiêu bình quân qua các giai đoạn được tính toán như sau:
(Tỷ giá năm 2002: 1 USD = 15.500 VND)
Giai đoạn Khách quốc tế Khách nội địa
§ồng Việt Nam USD Đồng Việt Nam USD
2008-2010 1.085.000 70,0 310.000 20,2
2011-2020 1.246.000 80,0 387.500 25,0
Số liệu hiện trạng của Sở Thương Mại - Du lịch Hải Dương
Về cơ cấu chi tiêu của khách du lịch quốc tế và nội địa giai đoạn 2010 – 2020 theo số liệu hiện trạng của Sở Thương mại - Du lịch dự báo, nguồn là Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch.
Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến Hải Dương năm 2010 là 17,5 triệu USD, trong đó tỷ lệ chi tiêu cho các loại dịch vụ như: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, mua sắm và dịch vụ khác tương ứng là: 20%, 25%, 16%, 25% và 14%. Năm 2020 là 56 triệu USD trong đó tỷ lệ chi tiêu cho các loại dịch vụ tương ứng như trên là 18%, 22%, 18%, 26% và 16%.
Tổng chi tiêu của khách nội địa đến Hải Dương năm 2010 là 15,4 triệu USD, tỷ lệ chi tiêu cho các loại dịch vụ: ăn uống, lưu trú, vận chuyển, mua
sắm và dịch vụ khác tương ứng là 20%, 20%, 28%, 14% và 18%.Năm 2020 là 56 triệu USD và tỷ lệ chi tiêu tương ứng là 18%, 18%, 28%, 16% và 20%.
4.3. Về giá trị GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư
Căn cứ vào số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu xã hội từ du lịch đã nêu sau khi trừ chi phí trung gian (trung bình 30 - 35%), Năm 2010 tổng thu nhập Du lịch của tỉnh Hải Dương là 501,5 tỷ đồng, tổng GDP ngành du lịch tỉnh Hải Dương là 264,71 tỷ đồng. Và năm 2020 tổng thu nhập Du lịch là 1.124,475 tỷ đồng, tổng GDP ngành du lịch là 743,964 tỷ đồng.
Về nhu cầu đầu tư: Dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch của tỉnh Hải Dương năm 2010 là 564,541 tỷ đồng, năm 2020 là 1.437,752 tỷ đồng. Để đạt được những chỉ tiêu nhất định, ngành Du lịch Hải Dương thời kỳ 2010 - 2020, vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đào tạo nghiệp vụ, cơ sở sản xuất sản phẩm du lịch, khu vui chơi... giữ vai trò hết sức đa dạng và quan trọng, nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bồ thì quy hoạch sẽ gặp khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đã tư trong từng giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả.
Chỉ số ICOR chung cho các ngành kinh tế cả nước là 4, 0 cho thời kỳ 2010-2020. Đối với ngành kinh tế du lịch, hiệu quả đầu tư thường cao hơn nên dự kiến tỷ lệ ICOR cho du lịch Hải Dương là 3,0 cho 2010-2020. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng, nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung cho nâng cấp, tôn tạo cơ sở hạ tầng còn vốn đầu tư cho xây dựng khách sạn, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết...
4.4. Nhu cầu khách sạn và lao động
Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Hải Dương từ nay đến 2020 vấn đề dự báo đầu tư khách sạn lên cao vì phải đúng nếu không sẽ gây thiếu thừa phòng cục bộ gây lãng phí vốn.
Hiện nay chưa có số liệu cụ thể về hệ số sử dụng chung phòng ở Hải Dương tuy nhiên theo xu hướng chung của tổ chức JICA (Nhật Bản) khách quốc tế giai đoạn tới sẽ là 1,9; khách nội địa sẽ là 1, 8 giai đoạn đến 2010 và 2, 0 cho các giai đoạn về sau.
Công suất sử dụng trung bình hiện nay của hệ thống khách sạn ở Hải Dương nói chung chu cao 65% nam 2007. Thời gian tới lên 75% năm 2010 và