II. THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG
7. Hiện trạng tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh du lịch
7.1. Tổ chức kinh doanh du lịch Hải Dương hiện nay
a). Kinh doanh dịch vụ lưu trú
Thực hiện phương châm xây dựng hóa du lịch, trong những năm qua, tỉnh Hải Dương quan tâm và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhờ vậy mạng lưới cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Hiện nay trên địa bàn tỉnh hình thành tương đối rõ nét 3 khu du lịch tập trung: thành phố Hải Dương, khu di tích danh thắng Côn Sơn, khu danh thắng Phượng Hoàng. Tại đây hệ thống cơ sở kinh doanh lưu trú phát triển khá đa dạng về qui mô, chất lượng và loại hình (khách sạn, nhà nghỉ). Năm 2007 ngành Du lịch Hải Dương đã có 9.015 cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch ở lĩnh vực ăn uống và 77 kinh doanh về cơ sở lưu trú trên địa bàn, trong số đó tư nhân phát triển mạnh là 77% còn lại là doanh nghiệp Nhà nước.
b). Kinh doanh lữ hành và vận chuyển khách du lịch
Hiện nay Hải Dương có 20 doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách
du lịch. 18 doanh nghiệp chuyên kinh doanh lữ hành và 16 điểm dừng chân
du lịch phục vụ nhu cầu ăn uống, vui chơi giải trí, mua sắm cho du khách trong nước và quốc, góp phần làm tăng lượng khách du lịch từ Hải Dương tới các vùng miền của đất nước, nhưng chủ yếu là lữ hành nội địa. Nhìn chung còn nhiều hạn chế. Toàn ngành chưa có doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế. Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn thiếu và yếu về trình độ nghiệp vụ. Hiện nay ngành Du lịch Hải Dương chỉ có 71 người dược cấp thẻ làm nghề hướng dẫn du lịch nội địa . Việc xây dựng và khai thác các tuyến, chương trình du lịch trong, ngoài tỉnh chưa ổn định dẫn đến hiệu quả từ hoạt
động kinh doanh lữ hành còn thấp chưa thu hút được du khách cho các cơ sở lưu trú kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
7.2. Công tác tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch
Trong những năm gần đây nhận thức và chỉ đạo của các cấp, các ngành về du lịch ở Hải Dương chưa toàn diện và đồng bộ. Việc xây dựng và triển khai quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án tiến hành chậm. Vốn đầu tư vào ngành còn hạn chế. Quản lý du lịch còn nhiều bất cập. Số lượng lao động trong ngành du lịch chưa được đáp ứng, sự phối hợp liên ngành, địa phương chưa chặt chẽ. Hiện nay tổ chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh đã được củng cố, kiện toàn nhằm phát huy vai trò nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động Du lịch UBND tỉnh đã ra quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Thương mại - Du lịch thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối ới các hoạt động du lịch trên địa bàn. Tuy nhiên hệ thống quản lý từ tỉnh xuống cơ sở chưa được triển khai đồng bộ tại các huyện trong tỉnh, chưa có sự phân công theo dõi, quản lý chuyên ngành du lịch. Tại một số địa phương có các điểm du lịch, các lễ hội lớn thu hút được nhiều khách tham quan du lịch, tuy đã thành lập các ban quản lý, ban tổ chức, song lực lượng tham gia các ban chủ yếu là bán chuyên trách, kiêm nhiệm nên năng lực quản lý, điều hành các hoạt động về du lịch còn hạn chế. Nhiều chính sách quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động du lịch như các quy định về quản lý cơ sở lưu trú, hoạt động kinh doanh lữ hành chưa được thực hiện nghiêm túc.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đến thời điểm hiện nay, ngoài một số đơn vị do ngành Thương mại - Du lịch quản lý còn lại các doanh nghiệp khác đều do ban, ngành các địa phương trong tính quản lý. Điều này ảnh hưởng đến sự thống nhất trong tập trung các hoạt động trong việc đầu tư xây dựng cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực và quy hoạch, kế hoạch phát triển trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước về du lịch của tỉnh có nhiều ưu thế về quy mô, vị trí địa điểm, ngành nghề kinh
doanh, vẫn phát huy vai trò chủ đạo trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch. Doanh thu hàng năm có tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm, hiệu quả kinh doanh chưa cao, tích lũy chưa đáng kể, bộ máy quản lý doanh nghiệp còn cồng kềnh, phương pháp tổ chức kinh doanh chưa thích ứng với thị trường. Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH đặc biệt là có hộ tư nhân kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ, số người ít, bộ máy gọn nhẹ có khả năng thích ứng nhanh nhạy với cơ chế thị trường nhưng lại mang tính tự phát, cạnh tranh quyết liệt và khá nhiều cơ sở, kinh doanh chưa chấp hàng nghiêm chỉnh luật pháp Nhà nước.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN