II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC
1. Cần tăng cường công tác quảnlý đấu thầu của Nhà nước.
Trong thực tế hiện nay đối với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, việc
tham ra và thắng thầu thường bị ảnh hưởng bởi ý muốn chủ quan của Chủ đầu tư
mà thiếu đi tính khách quan khi xem xét hồ sơ để xét thầu. Do đó thường gây ra
sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư và Nhà thầu gây thất thoát cho Nhà nước và làm giảm chất lượng công trình.
Vì vậy, Nhà nước cần phải trực tiếp hoặc gián tiếp giao cho những người
tin cậy, công bằng..., để quản lý quá trình đấu thầu các dự án của Nhà nước nhằm tăng tính cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực xây lắp.
Mặt khác, đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần quản
lý chặt chẽ để tránh sự móc ngoặc giữa Chủ đầu tư (thường là của nước ngoài) với các tổ chức, tập đoàn xây lắp lớn khác trên thế giới để đưa ra các yêu sách gây khó khăn cho các tổ chức, tập đoàn trong nước làm thiệt hại đến doanh thu
chung của cả ngành.
2. Sửa chữa, ban hành cụ thể các văn bản quy định các chế độ ưu tiên đối
với các Nhà thầu trong nước.
Một số quy định đối với các chế độ ưu tiên cho các Nhà thầu trong nước chưa chặt chẽ và rõ ràng như: Trong điều 10 của quy chế đấu thầu có quy định về
chế độ ưu đãi đối với Nhà thầu trong nước
- Điểm 6: Nhà thầu trong nước tham dự đấu thầu quốc tế (đơn phương
hoặc liên danh) được xét ưu tiên khi hồ sơ dự thầu được đánh giá tương đương
với các hồ sơ dự thầu của Nhà thầu nước ngoài.
- Điểm 8: Nhà thầu trong nước tham ra đấu thầu quốc tế sẽ được hưởng
chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Nên sửa đổi, bổ xung cho chặt chẽ, đầy đủ tạo được thuận lợi cho các Nhà thầu Việt Nam.