I. CÁC BIỆN PHÁP
b. Phương thức thực hiện:
Công tác Marketing trong xây dựng cơ bản thực ra cho đến nay vẫn chưa được định hình một cách cụ thể ở bất kỳ một doanh nghiệp xây dựng nào ở nước
ta. Các doanh nghiệp thường tuỳ theo cách nhận thức của mình mà tổ chức hoạt động Marketing. Trên thực tế hiện nay, trong công tác Marketing xây dựng cơ
bản có tồn tại một số hoạt động mang tính chất phục vụ cho các dự án mà Công
ty có ý định tham ra đấu thầu, chưa mang tính toàn diện, liên tục và hệ thống. Bên cạnh đó, công tác này chưa có một bộ phận chuyên trách mà thường là do một số
cán bộ lãnh đạo và các ban xây dựng kết hợp làm cùng với các hoạt động đối
ngoại khác. Do vậy nên tính hiệu quả và toàn diện của công tác này chưa cao.
Muốn thực hiện được các hoạt động Marketing có hiệu quả trong giai đoạn hiện
nay, công tác Marketing của Công ty phải hoạt động theo các biện pháp cụ thể
chủ yếu sau:
* Về tổ chức:
Công ty cần phải tổ chức bộ phận Marketing thuộc phòng Kinh tế - Kỹ
thuật - Dự thầu gồm:
- 01 trưởng nhóm chỉ đạo thực hiện chung.
- 02 người tìm hiểu thị trường ( giá cả, thông tin về các dự án, đối thủ cạnh tranh,...) đưa ra chiến lược cạnh tranh.
- 04 người bóc tách dự án và làm hồ sơ dự thầu.
- 01 người quảng cáo.
Như vậy, vừa có đủ nhân lực làm được công tác thị trường, mặt khác tận
dụng được nguồn nhân lực sẵn có và không làm tăng biên chế, góp phần làm giảm
chi phí nhân công.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động các bộ phận trong phòng Kinh tế cần
phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, đôi khi cần phải thay đổi vị trí cho nhau để nâng cao được kiến thức thực tế, tạo cho hoạt động sát với thực tế hơn.
* Về con người:
Song song với việc tổ chức bộ phận tiếp thị trên, trong những năm tới Công
ty cần phải đầu tư nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên và tuyển thêm một số cán bộ công nhân viên mới để tăng cường lực lượng lao động góp phần
tạo sức mạnh cho Công ty khi tham ra đấu thầu và khi thực hiện các dự án.
* Về nội dung nghiên cứu:
- Thu thập, tìm hiểu các thông tin về các dự án đấu thầu được phổ biến qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua các mối quan hệ riêng với các đối tác khác (nếu có) để tham ra đấu thầu.
- Thu thập các thông tinvề tình hình biến động của giá cả thị trường để có
biện pháp điều chỉnh giá dự toán, dự đấu thầu kịp thời cũng như việc thông tin
cho chủ đầu tư biết để đàm phán thoả thuận nhằm tránh rủi ro cho Công ty.
- Thu thập và nghiên cứu các thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong đầu tư (năng lực, phương pháp tính giá dự toán, dự thầu, điểm yếu, điểm mạnh...).
- Tìm hiểu các thông tin về Chủ đầu tư, đề xuất các biện pháp thu hồi vốn
nhanh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nghiên cứu tình hình cung cấp nguyên vật liệu.
- Đề ra các chiến lược tranh thầu phù hợp nhờ sự phân tích, đánh giá các
hoạt động trên.
Sau đây là một số chiến lược thị trường nên áp dụng:
- Cạnh tranh với giá dự thầu thấp nhờ giảm các chi phí và mức lợi nhuận
xuống.
- Liên doanh liên kết với các đơn vị khác nhằm tăng thêm sức mạnh.
- Chiến lược dựa vào lợi thế tương đối, phát huy các thế mạnh của mình. - Chiến lược quảng cáo giới thiệu nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng. + Chiến lược phân đoạn, phân khu thị trường nhằm tìm ra thị trường thích hợp
nhất của Công ty theo tình hình hiện nay.