TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TỈNH TRÀ VINH VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHCT TRÀ VINH:

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chỉ nhánh Trà Vinh (Trang 30 - 35)

- Đối với Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu: là đối tác chịu trách nhiệm chính

2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TỈNH TRÀ VINH VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN NHCT TRÀ VINH:

2.1. Tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng tỉnh Trà Vinh:

Bảng 4: Tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tính đến 31/12/2007

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Các tổ chức tín dụng trên địa bàn Chi nhánh NHCT Trà Vinh Tỷ trọng hoạt động của NHCT TV so với các TCTD trên địa bàn - Huy động vốn 1.213.682 168.416 13,8 - Cho vay 3.435.570 283.515 8,2

- Phân theo thời hạn cho vay: + Ngắn hạn + Trung dài hạn 2.157.448 1.296.122 202.343 81.172 9,4 6,3 - Phân theo ngành nghề cho vay:

+ Thương mại dịch vụ. + Nông nghiệp.

+ Thủy sản.

+ Công nghiệp, giao thông, xây dựng, khác. 1.287.589 1.106.745 817.024 224.212 187.737 30.971 22.950 41.857 14,6 2,8 2,8 18,6

(Nguồn: báo cáo tổng kết họat động Ngân hàng- NHNN chi nhánh Trà Vinh năm 2007)

Hệ thống Ngân hàng tỉnh Trà Vinh được thành lập từ tháng 04/1992 sau khi tách ra từ tỉnh Cửu Long, là hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm ngân hàng Nhà nước và hệ thống các ngân hàng thương mại. Tính đến ngày 31/12/2007, mạng lưới của các Ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bao gồm:

- Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh

- Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tỉnh Trà Vinh.

- Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Trà Vinh; 10 Chi nhánh cấp huyện, thị và 09 Chi nhánh cấp liên xã.

- Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long tỉnh Trà Vinh và 03 Chi nhánh cấp huyện.

- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Trà Vinh và 07 Phòng Giao dịch trực thuộc tỉnh ở các huyện.

- Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) - Phòng giao dịch NHTM CP Sài Gòn.

- Phòng Giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Chi nhánh Sóc Trăng. - Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

- Chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương tỉnh Trà Vinh. - 15 Quỹ tín dụng Nhân dân cơ sở.

Các Tổ chức tín dụng hoạt động dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Trà Vinh.

2.2. Khái quát về Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh:

Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh là đơn vị thành viên phụ thuộc của Ngân hàng Công thương Việt Nam, là loại hình của Ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng do Quốc hội Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam qui định.

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Chi nhánh tỉnh Trà Vinh (dưới đây xin gọi tắt là NHCT): nhánh tỉnh Trà Vinh (dưới đây xin gọi tắt là NHCT):

Nhằm phát triển mạng lưới hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam trong cả nước. Ngày 01/09/1994 Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ký quyết định số: 259/NHCT.QĐ về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng Công thương Tỉnh Trà Vinh trực thuôc Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Ngày 14/11/1994 Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh chính thức khai trương và đi vào hoạt đông; có địa chỉ trụ sở hiện đặt tại số 15A Điện Biên Phủ - Phường VI - Thị xã Trà Vinh – Điện thoại: 074.863823 – 863827; Fax: 84.74.863886.

+ Tên giao dịch: Ngân hàng Công thương Việt Nam Chi nhánh Trà Vinh.

+ Tên tiếng Anh: Industrial & Commercial bank of Việt Nam – Trà Vinh branch (Incombank). Ngày 15/04/2008 vừa đổi tên mới: VietNam Bank for Industry and Trade (VietinBank).

2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT tỉnh Trà Vinh:

Một tổ chức hoạt động có hiệu quả thì phải kể đến vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức quản lý, nó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thành công hay thất bại của mọi hoạt động trong bất kỳ tổ chức nào. Đó là sự phân chia các bộ phận khác nhau trong tổ chức làm cho các hoạt động được phối hợp thực hiện các công việc một cách hiệu quả. NHCT Trà Vinh đã xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo linh hoạt và nhanh chóng trong vấn đề giải quyết công việc phù hợp vối nền kinh tế thị trường.

Tổ chức bộ máy của NHCT Trà Vinh bao gồm 01 Giám đốc và 01 phó Giám đốc quản lý điều hành 6 phòng nghiệp vụ.

Với tổng số cán bộ công nhân viên là 48, trong đó có: 30 nữ, 18 nam. Bao gồm: 14 cán bộ quản lý.

07 nhân viên kế toán. 10 nhân viên tín dụng.

03 nhân viên kinh doanh đối ngoại (TTXNK).

Trong đó: 36 người có trình độ đại học, trên đại học, chuyên môn nghiệp vụ và tương đương, còn lại là trung cấp và trên trung cấp

Số cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo và đào tạo lại, có thể đáp ứng được yêu cầu mở rộng phát triển của đơn vị.

2.2.3. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh: 2.2.3.1. Chức năng nhiệm vụ chung: 2.2.3.1. Chức năng nhiệm vụ chung:

- Tổ chức khai thác các mặt nghiệp vụ theo qui định tại điều lệ Ngân hàng Công thương Việt Nam và các văn bản hướng dẫn do Ngân hàng Công thương Việt Nam qui định.

- Khai thác và huy động các nguồn vốn trên địa bàn tỉnh, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đối với các thành phần kinh tế và cho vay theo chỉ định của Chính phủ.

- Tổ chức mua bán kinh doanh ngoại hối và thanh toán đối nội và đối ngoại phục vụ các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong tỉnh.

- Làm tư vấn cho chính quyền và các đơn vị kinh tế tại địa phương về các vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ Ngân hàng Công thương.

- Lập báo cáo thống kê theo qui định về chế độ thông tin báo cáo do NHNN, NHCT Việt Nam qui định và hướng dẫn.

- Tham mưu, kiến nghị với lãnh đạo địa phương, với Ngân hàng Nhà Nước và các ngành hữu quan về các lĩnh vực, quan hệ phát sinh với hoạt động Ngân hàng Công thương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật Nhà nước.

* Các chức năng, nhiệm vụ trên được cụ thể hóa thông qua các hình thức nghiệp vụ ngân hàng sau:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, bán kỳ phiếu, trái phiếu bằng VNĐ và tiền gửi bằng ngoại tệ.

- Đầu tư, cho vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Tài trợ vốn, thanh toán tiền hàng xuất nhập khẩu và dịch vụ. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh.

- Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước.

- Làm đại lý thanh toán các loại thẻ quốc tế: visa, master card. - Chi trả kiều hối.

- Tham gia hệ thống thanh toán toàn cầu qua mạng Swift.

2.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ:

* Phòng Tín dụng: Đây là phòng có nguồn nhân lực đông nhất của Chi nhánh, có các chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong triển khai thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ Nhà nước, của ngành, của địa phương vào thực tiễn kinh doanh liên quan đến công tác đầu tư cho vay vốn của Chi nhánh. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng Tín dụng

gồm:

- Xây dựng kế hoạch cân đối vốn, kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh.

- Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh.

- Theo dõi tổng hợp các báo cáo các phòng nghiệp vụ, gửi báo cáo, truyền các file báo cáo về cấp trên đúng qui định của chế độ thống kê của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

- Kinh doanh tín dụng, khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế đảm bảo nguyên tắc chế độ ngành qui định.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ pháp lý, đảm bảo đúng nguyên tắc chế độ trong xét duyệt mở L/C, cho vay ứng trước bộ chứng từ L/C hàng xuất cũng như phát hành thư bão lãnh trong và ngoài nước.

- Xây dựng các loại lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của Chi nhánh.

- Xây dựng qui chế về chính sách khách hàng, thực hiện các yêu cầu báo cáo của trung ương.

- Thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro.

- Thực hiện công tác tín dụng theo đúng qui chế của hội đồng tín dụng. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.

* Phòng kế toán: Thực hiện chức năng ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ và chính xác theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Là nơi các nhân viên kế toán ngân hàng trực tiếp giao dịch với khách hàng về các nghiệp vụ rút và gửi tiền mặt, thanh toán các loại séc, chiết khấu các giấy tờ có giá. Tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý hạch toán và bảo quản tài sản Nhà nước theo chế độ qui định.

* Phòng tiền tệ – ngân quỹ: Tổ chức quản lý trực tiếp và bảo quản tiền đồng Việt Nam, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, các hồ sơ thế chấp theo chế độ quản lý kho quỹ trong hệ thống Ngân hàng Công thương hiện hành, thực hiện thu chi VNĐ, ngoại tệ, tham mưu cho Ban giám đốc những nhiệm vụ liên quan đến công tác kho qũy.

* Phòng tổ chức - hành chánh: Thực hiện 2 chức năng quản lý hành chánh của Chi nhánh và tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác cán bộ như quản lý, lập kế hoạch mua sắm các tài sản, công cụ sử dụng chung trong cơ quan.Thực hiện công tác văn phòng như đánh máy, văn thư, bảo quản lao động tạp vụ, quản lý các loại xe cơ quan, quản lý chứng từ, tổ chức hội nghị, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, hợp đồng lao động trong cơ quan, theo dõi nâng lương, khen thưởng hằng năm, thực hiện báo cáo định kỳ về công tác tổ chức, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên, tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác tuyển dụng qui hoạch, đề bạt cán bộ.

* Phòng kiểm tra nội bộ: Là một bộ phận độc lập với các phòng nghiệp vụ, chịu sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Gíam đốc. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động của Chi nhánh, tham mưu cho Ban giám đốc trong quản lý phát hiện và kiến nghị khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Thực hiện kiểm tra nghiệp vụ đột xuất theo yêu cầu của Giám đốc. Tham mưu giúp Giám đốc giải quyết các thắc mắc, khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

* Phòng kinh doanh thanh toán Xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng quốc tế, tham gia mua bán ngoại tệ và các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán ngoại tệ, hỗ trợ tích cực cho đơn vị để tạo nguồn ngoại tệ cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phát triển nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng công thương chỉ nhánh Trà Vinh (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)