Tăng cường năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại pptx (Trang 59 - 62)

II/ Định hướng phát triển củaCông ty thời gian tớ

1.Tăng cường năng lực tài chính

Để tăng cường năng lực tài chính trước hết phải chú trọng tăng vốn chủ sở hữu.

Một đơn vị kinh doanh có vốn chủ sở hữu nhiều sẽ chủ động hơn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình hơn một đơn vị có vốn chủ sở hữu ít. Nếu vốn

ít khi giao dịch, nghiên cứu thị trường ký kết được một hợp đồng kinh doanh với các điều kiện rất tốt, thực hiện được sẽ có lãi lớn nhưng bàn bạc với ngân hàng vay

vốn, ngân hàng không đồng ý cho vay hoặc phải bàn nhiều lần mới đồng ý cho vay

thì lỡ thời cơ không thực hiện được hợp đồng đành phải "Lực bất tòng tâm".

Như đã phân tích ở trên thì đây chính là một điểm yếu của Công ty. Bởi Công ty

hoạt động trong phạm vi vốn kinh doanh được cấp là 490.000.000 đồng và được bổ sung 650.000.000 đồng. Có thể nói đây là một nguồn vốn rất nhỏ so với mặt hàng kinh doanh của Công ty là thiết bị thuỷ, những mặt hàng có giá trị đơn chiếc lớn có

cái lên tới vài tỷ đồng. Do đó đây sẽ là khó khăn cho Công ty trong việc kinh doanh

khi mà nhận được các hợp đồng kinh tế cung cấp các thiết bị thuỷ có giá trị lớn .

Vậy trong thời gian tới vấn đề đặt ra đối với Công ty là phải làm thế nào để tăng

nguồn vốn chủ sở hữu. Để tăng nguồn vốn chủ sở hữu Công ty cần thực hiện các

biện pháp như: Thông qua Tổng Công ty xin ngân sách Nhà nước cấp bổ sung vốn lưu động, gia tăng lợi nhuận giữ lại để bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu. Cùng với việc bổ sung vốn chủ sở hữu Công ty cần quan tâm đến nguồn vốn vay tại ngân

hàng. Đây thực sự là nguồn tài trợ to lớn trong hoạt động kinh doanh của Công ty,

nhất là trong lĩnh vực kinh doanh mặt hàng thiết bị thuỷ. Có những lô hàng trị giá hơn 5 tỷ đồng VNĐ Công ty phải vay ngân hàng 100%. Để tạo được quan hệ vay

vốn tốt Công ty cần phải giữ được uy tín trong việc vay và trả theo đúng khế ước,

hợp đồng, sử dụng vốn đúng mục đích không để phát sinh nợ quá hạn.

Trong thời gian tới Công ty cần giữ vững và phát huy hơn nữa ba nguồn tài trợ

vốn trên đây theo hướng tăng cường vốn chủ sở hữu, xác định vốn vay so với vốn

chủ sở hữu ở mức độ tối ưu nhất giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh.

2. Tổ chức và quản lý tốt tài sản và vốn trong quá trình kinh doanh

Đây là một giải pháp rất quan trọng nhằm đạt tới kết quả và hiệu quả sử dụng

vốn cao.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, vốn cố định, Công ty phải trang bị

tài sản cố định hiện đại và thực hiện sao cho có hiệu quả nhất việc sử dụng tài sản

cố định bao gồm:

- Tổ chức tốt việc sử dụng các thiết bị văn phòng phục vụ cho mục đích kinh doanh như hệ thống máy tính nối mạng để thường xuyên cập nhật thông tin phục

vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh một cách nhanh nhất và chính xác.

- Tận dụng tốt các thiết bị văn phòng khác như: điện thoại, máy fax giúp Công ty

giao dịch kinh doanh với các bạn hàng từ các nước trên thế giới.

* Quản lý tài sản lưu động, vốn lưu động

Như ta đã biết hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sử dụng vốn lưu động nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng tiết kiệm và

tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Do vậy, Công ty cần phải tăng cường

các biện pháp quản lý tài sản lưu động và vốn lưu động.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy tổng chi phí kinh doanh của Công ty

lớn và tăng cùng với doanh thu. Do đó vấn đề đặt ra đối với Công ty là cần phải hết

sức tiết kiệm các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông nhằm giúp

phần giảm chi phí để có thể gia tăng lợi nhuận. Nếu một trong số những khoản chi

phí này hết sức cần thiết thì Công ty nên cân nhắc tính toán sao cho các khoản chi phí được hợp lý và tiết kiệm.

Công ty nên xây dựng quan hệ bạn hàng tốt với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thương trường. Trong các giao dịch kinh tế – tài chính với khách hàng, Công ty phải tổ chức tốt quá trình thanh toán, không để tình trạng công nợ dây dưa. Đặc

biệt đối với Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại là một đơn vị kinh doanh chủ

yếu dựa trên phần vốn vay và chiếm dụng thì việc tạo uy tín đối với bạn hàng là một điều hết sức quan trọng. Nếu cùng một lúc tất cả các chủ nợ đều đến đòi nợ

Công ty thì Công ty sẽ gặp khó khăn về vốn lưu động, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Tư vấn đầu tư và Thương mại pptx (Trang 59 - 62)