Điều 11 khoản 1 mụ ca Luật đấu thầu

Một phần của tài liệu td952 (Trang 66 - 70)

- Thông báo kết quả các các nhà thầu phụ

24 Điều 11 khoản 1 mụ ca Luật đấu thầu

với thực tế không để làm chậm việc triển khai hàng loạt các dự án tại các ngành, các địa phương hiện nay.

Thứ tám,hình thức hợp đồng và phương thức thanh toán

Trước đây theo Nghị định 88/1999/NĐ-CP về Quy chế đấu thầu thì có 03 loại hợp đồng: Hợp đồng trọn gói, hợp đồng chìa khoá trao tay và hợp đồng có điều chỉnh giá. Ở nước ta với xây lắp hay dùng loại “hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá” áp dụng với mọi loại hình xây lắp có thời gian thực hiện hợp đồng nhỏ hơn 12 tháng. Với ý nghĩa và cách thực hiện là: đơn giá không đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng còn khối lượng theo thực tế tại hiện trường được các bên liên quan nghiệm thanh toán. Cho nên hầu hết giá thanh quyết toán không trùng giá hợp đồng.

Theo quy định hiện hành của Luật Đấu thầu đã quy định có bốn hình thức hợp đồng: Hình thức trọn gói, hình thức theo đơn giá, hình thức theo thời gian, hình thức theo tỷ lệ phần trăm. Với xây lắp chủ yếu dùng hình thức trọn gói và theo đơn giá.

Ý nghĩa và cách thực hiện hình thức trọn gói theo Luật Đấu thầu là “lời ăn lỗ chịu” tức sau khi nhà thầu hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng thì giá thanh quyết

toán trùng giá hợp đồng. Chủ đầu tư và nhà thầu không phải bàn gì về phát sinh, giá vật tư nhân công xe máy tăng giảm. Với hình thức theo đơn giá thì chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu với khối lượng là khối thực tế còn đơn giá có thể là: theo hợp đồng hoặc đơn giá được chấp nhận điều chỉnh.

Như vậy về định nghĩa và cách thức thức hiện thì loại hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá chúng ta đã thực hiện trước đây đã khác so với hình thức trọn gói trong Luật đấu thầu. Một bên là đơn giá không đổi trong quá trình thực hiện còn giá hợp đồng có thể thay đổi. Một bên là đơn giá và giá hợp đồng đều không thay đổi.

Về áp dụng các hình thức hợp đồng và phương thức thanh toán trong các gói thầu thuộc các dự án đầu tư xây đựng công trình ở một số ngành, địa phương hiện nay rất sơ lược, chủ quan, mang nặng tính áp đặt thể hiện phổ biến qua việc vận dụng tràn lan hình thức Hợp đồng trọn gói với giá trị hợp đồng được dựa trên bảng tiên lượng thường có quá nhiều sai sót và hệ thống đơn giá không được điều chỉnh phù hợp với biến động của thị trường dồn mọi rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng cho các nhà thầu và các cấp quản lý trực tiếp, nhưng lại không đủ quyền hạn để xử lý các rủi ro khách quan đã góp phần dẫn đến hậu quả làm chậm tiến độ và chất lượng công trình kém, đặc biệt là các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

Ở hầu hết các gói thầu xây lắp, hình thức hợp đồng trọn gói được áp dụng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nội dung của hợp đồng trọn gói lại nêu điều khoản về điều chỉnh giá hợp đồng hoặc hợp đồng là trọn gói nhưng giá trị hợp đồng cũng chỉ là “tạm tính” và việc thanh toán căn cứ vào giá trị quyết toán được duyệt. Việc này dẫn tới kết quả đấu thầu không còn ý nghĩa trong thực hiện hợp đồng và khái niệm “trọn

gói” cũng chẳng có ý nghĩa. Ngoài ra, trong một số trường hợp ở các gói thầu xây

lắp, nhà thầu có tâm lý thực hiện hợp đồng cầm chừng để được điều chỉnh giá trị hợp đồng khi có các thay đổi về chính sách của Nhà nước về tiền lương, giá ca máy..., hoặc trường hợp khác (cũng khá phổ biến) nhà thầu khi thực hiện hợp đồng đã không bảo đảm được năng lực tài chính dẫn đến chậm trễ trong triển khai dự án.

Thứ chín, về vấn đề ưu đãi nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế; Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008, việc ưu đãi trong đấu thầu quốc tế theo quy định tại Điều 14 của Luật Đấu thầu được thực hiện như sau:

- Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn: hồ sơ dự thầu của nhà thầu thuộc đối tượng ưu đãi thì điểm tổng hợp được cộng thêm 7,5% số điểm tổng hợp của nhà thầu đó; trường hợp gói thầu dịch vụ tư vấn có yêu cầu kỹ thuật cao thì điểm kỹ thuật được cộng thêm 7,5% số điểm kỹ thuật của nhà thầu đó;

- Đối với gói thầu xây lắp: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi cần cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch của nhà thầu đó;

- Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa: giá đánh giá của hồ sơ dự thầu của nhà thầu không thuộc đối tượng ưu đãi cần cộng thêm một khoản tiền tương ứng với giá trị thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu phải nộp theo quy định của pháp luật nhưng không vượt quá 15% giá hàng hoá, trừ các loại hàng hóa phải đóng thuế nhập khẩu, phí và lệ phí liên quan đến nhập khẩu;

- Đối với gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế, việc xác định ưu đãi căn cứ quy định tại điểm a khoản này. Đối với các gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng khác thì việc xác định ưu đãi căn cứ theo quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp các hồ sơ dự thầu của nhà thầu nước ngoài được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu đề xuất giá trị chi phí trong nước cao hơn. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước và nhà thầu nước

ngoài sau khi đã thực hiện việc ưu đãi theo khoản 1 Điều này được xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho hồ sơ dự thầu của nhà thầu trong nước.

Thực tế áp dụng pháp luật đấu thầu trong thời gian qua cho thấy cần dần dần giảm bớt các yếu tố ưu đãi các nhà thầu trong nước. Mục tiêu của những ưu đãi này là nâng đỡ các nhà thầu trong nước để họ có thể cạnh tranh được với các nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên hiện nay các nhà thầu trong nước đã thích ứng được và vươn lên nên cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thu hút các nhà thầu nước ngoài, kích thích sự vươn lên, học hỏi của các nhà thầu trong nước. Nếu như duy trì quá lâu việc áp dụng các ưu đãi này sẽ khiến cho các doanh nghiệp trong nước trì trệ, tụt hậu hơn do đã có sự bảo hộ, ưu đãi của pháp luật.

Thứ mười,về việc phân chia các gói thầu trong dự án

Khi tiến hành phân chia gói thầu, việc phân chia dự án thành bao nhiêu gói thầu, quy mô những gói thầu ra sao cần căn cứ vào công nghệ, tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án.Theo quy định tại Điều 6.4 Luật đấu thầu 2005 thì “Việc phân

chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kĩ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lí. Mỗi gói thầu chỉ có một hồ sơ mời thầu và được tiến hành đấu thầu một lần. Một gói thầu được thực hiện theo một hợp đồng; trường hợp gói thầu gồm nhiều phần độc lập thì được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng”.

Pháp luật về đấu thầu chưa có quy định cụ thể để phân chia các gói thầu trong một dự án. Lợi dụng kẻ hở này nhiều chủ đầu tư đã chia một dự án thành nhiều gói thầu nhỏ để tiến hành chỉ định thầu hoặc ghép nhiều phần công việc trong một dự án thành gói thầu lớn nhằm loại bỏ một số nhà thầu không “ăn cánh”, tạo điêù kiện cho một số nhà thầu có quen biết từ trước khi tham gia đấu thầu hoặc loại bỏ nhà thầu Việt nam khi tham gia đấu thầu quốc tế.

Xét về góc độ xây dựng thì vấn đề phải được quy định cụ thể, ví dụ công trình xây dựng cấp hai, cấp ba, cấp bốn thì không thể chia thành từng phần riêng rẽ như chia phần móng, phần tường để chỉ định các nhà thầu thực hiện từng phần việc như đã nêu trên. Tuy nhiên cũng có thể quy định rằng đối với công trình cấp một, cấp đặc biệt có quy mô lớn, nằm ở các vùng, các khu vực có địa chất phức tạp thì có thể cho phép tách phần san ủi mặt bằng và thi công nền móng công trình thành một gói thầu riêng. Lý do chính là thi công nền móng công trình là một dạng thi công đặc thù, đặc biệt là

đối với thi công cọc thì ở Việt Nam hiện nay cũng chỉ có một vài nhà thầu có kinh nghiệm thi công trong lĩnh vực này. Trong trường hợp một dự án đầu tư xây dựng có nhiều công trình với các cấp khác nhau, việc hoàn thành dự án yêu cầu khẩn cấp về mặt tiến độ trong diều kiện mặt bằng thi công cho phép thì cũng phân chia thành nhiều gói thầu để nhiều nhà thầu tham dự. Chính ví pháp luậtvề đấu thầu không quy định cụ thể được như vậy nên thực tế trong thời gian vừa qua nhiều công trình có quy mô nhỏ mà một nhà thầu có thể thực hiện thi công, hoàn thiện công trình thì chủ đầu tư lại chia thành nhiều phần để giao cho nhiều nhà thầu, gây lãng phí trong thi công xây dựng và không đảm bảo được tính đồng bộ cho công trình. Một công trình xây dựng có nơi chia phần móng riêng, phần thân riêng để chia cho các nhà thầu khác nhau, có nơi lại chia thành phần cấp điện riêng, cấp nước riêng, phần xây dựng riêng cho các nhà thầu khác nhau, khiến cho xảy ra tình trạng nhà thầu này vừâ thi công xong phần công việc của mình thì nhà thầu khác lại đập phá để thi công tiếp phần công việc của họ dẫn đến lãng phí và ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Đặc biệt là với công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị thì tình trạng phân chia gói thầu không hợp lý diễn ra khá phổ biến: nhà thầu thi công phần đường xong thì nhà thầu thi công phần cấp thoát nước và các phần khác như điện, điện thoại... lại đào bới lên để thi công xây dựng gói thầu của mình, gây cản trở đô thị, lãng phí trong xây dựng, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu td952 (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w