Điều 33 Luật đấu thầu

Một phần của tài liệu td952 (Trang 25 - 26)

Các hồ sơ dự thầu nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu phải được bên mời thầu tiếp nhận và quản lý theo chế độ quản lý hồ sơ “Mật”.

- Mở thầu

Mở thầu là thủ tục mở các hồ sơ dự thầu tại thời điểm được ấn định trước trong hồ sơ mời thầu để xem xét và đánh giá.

Việc mở thầu phải được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu đối với các hồ sơ dự thầu được nộp theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Thông tin chính nêu trong hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu phải được công bố trong buổi mở thầu, được ghi lại trong biên bản mở thầu có chữ kí xác nhận của đại diện bên mời thầu, đại diện nhà thầu và đại diện cơ quan liên quan tham dự.

5.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu 15

Sau khi mở thầu, công việc tiếp theo là đánh giá, xếp loại hồ sơ dự thầu để chọn nhà thầu trúng thầu. Các hồ sơ dự thầu sẽ được xem xét, đánh giá theo hai mức đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết.

Ở giai đoạn đánh giá sơ bộ, bên mời thầu kiểm tra tính hợp lệ và xem xét sự đáp ứng cơ bản các yêu cầu của hồ sơ dự thầu so với hồ sơ mời thầu. Loại bỏ hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu

Ở giai đoạn đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây:

• Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp16

Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu xây lắp gồm tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu, tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật và nội dung xác định giá đánh giá, cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu áp dụng đối với gói thầu không tiến hành sơ tuyển, bao gồm:

a) Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý và hiện trường tương tự;

b) Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;

Một phần của tài liệu td952 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w