Phân tích độ nhạy của các yếu tố liên quan đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 33 - 35)

d. Phương pháp thẩmđịnh trình tự

1.3.4 Phân tích độ nhạy của các yếu tố liên quan đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án

năng trả nợ của dự án

Như phần trên đã nhắc đến, phương pháp phân tích độ nhạy của dự án là một trong những phương pháp tương đối hiệu quả thường xuyên được sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư, chủ yếu để xem xét tính vững chắc của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Mục đích của việc phân tích độ nhạy của dự án là xem xét mức độ nhạy cảm của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án với sự biến động của các yếu tố liên quan, cho biết yếu tố nào là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả của dự án để từ đó có các biện pháp quản lý cho hữu hiệu. Ngoài ra, các cán bộ thẩm định có thể

dựa vào các kết quả phân tích độ nhạy của dự án để xem xét tính vững chắc của các chỉ tiêu tài chính nói riêng và tính khả thi về tài chính của dự án nói chung trong điều kiện biến động khác biệt của nhiều yếu tố

* Các bước thực hiện phân tích độ nhạy các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

- Xác định những yếu tố có khả năng tác động trực tiếp đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

- Lập bảng tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ( chủ yếu là các chỉ tiêu NPV, IRR, T) theo các yếu tố liên quan ở mức chưa xảy ra biến động

- Dự kiến một số những tình huống xấu có khả năng xảy ra và cho các yếu tố ảnh hưởng biến động trong một giới hạn, thông thường tăng giảm trong vòng 10% - 20% dựa trên các dự báo, phân tích quá khứ và tương lai. Ở mỗi mức biến động của các yếu tố , cán bộ thẩm định tính toán được một giá trị mới của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Chúng ta có thể lập các bảng tính độ nhạy một chiều hoặc 2 chiều

Bảng tính độ nhạy một chiều là bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi cho duy nhất một yếu tố ảnh hưởng thay đổi trong giới hạn.

Ví dụ: Bảng phân tích độ nhạy các chỉ tiêu tài chính dự án khi có sự biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào của dự án

Chỉ tiêu Chi phí NVL (Phương án gốc) 0% 5% 10% 15% 20% NPV IRR

Thời gian thu hồi vốn đầu tư T Thời gian trả nợ thực tế MHB

Bảng tính độ nhạy hai chiều là bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi cho đồng thời 2 trong số các yếu tố thay đối để đánh giá mức độ vững chắc của các chỉ tiêu

Ví dụ: Bảng phân tích độ nhạy của chỉ tiêu NPV của dự án khi đồng thời cho thay đổi giá bán sản phẩm và giá nguyên vật liệu đầu vào

Phương án gốc NPV= …….

Sự thay đổi giá bán

Sự thay đổi giá -5% -10% -15% -20%

nguyên vật liệu 5% 10% 15% 20%

Sau khi lập và phân tích các bảng tính, cán bộ thẩm định sẽ xác định đuợc mức độ an toàn của các chỉ tiêu. Nếu dự án vẫn đạt hiệu quả ngay cả khi các yếu tố phát sinh đồng thời gây ảnh hưởng xấu tức là độ an toàn của dự án cao, có thể cung cấp vốn. Ngược lại, nếu các chỉ tiêu tài chính biến động ngược chiều, cán bộ thẩm định cần chú ý đến những khả năng có thể xảy ra những bất trắc đó để có những phương pháp khắc phục tốt.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w