d. Phương pháp thẩmđịnh trình tự
1.3.1 Thẩmđịnh nguồn vốn và tổng vốn đầu tư của dự án
* Thẩm định mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư.
Trong quá trình thực hiện dự án ,khó tránh khỏi tình trạng tổng vốn đầu tư thay đổi tăng hoặc giảm so với ban đầu. Lượng tăng hoặc giảm quá lớn của tổng vốn đầu tư sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và khả năng hòan trả vốn vay của dự án. Do vậy, việc thẩm định tổng vốn đầu tư để dự tính một cách chính xác nhất tổng vốn cần thiết rất quan trọng với mọi dự án.
Vốn đầu tư ban đầu có thể có nhiều hình thái khác nhau như vốn đầu tư xây dựng, vốn mua sắm thiết bị hay chi phí quản lý, chi phí trả lãi vay..nên tổng vốn đầu tư trước hết cần được thẩm định xem đã tính đầy đủ các khoản mục cần thiết chưa, mức độ hợp lý như thế nào, thêm vào đó là dự đoán các nguyên nhân có thể làm tăng giảm tổng vốn như lạm phát, trượt giá. Để làm
được điều này, chủ yếu ngân hàng sử dụng những dự án tương tự làm căn cứ, cơ sở so sánh. Trong quá trình so sánh, bất cứ khoản mục nào tính toán trong tổng vốn có sự sai khác, chênh lệch đáng kể thì cán bộ thẩm định sẽ tập trung tìm hiểu nguyên nhân và phân tích để đưa ra được khoản mục vốn hợp lý hơn mà vẫn đảm bảo đáp ứng mục tiêu ban đầu của dự án.
Việc thẩm định tổng vốn còn bao gồm cả việc xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu( đối với dự án xây dựng mới) và nhu cầu vốn lưu động bổ sung để dự án có thể vận hành tốt sau khi hoàn thành. Cán bộ thẩm định cũng có thể lấy đó làm cơ sở cho việc tính toán các hiệu quả tài chính cùa dự án sau này.
Sau khi thẩm định xong tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định phải xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện đầu tư, bao gồm tiến độ thực tế thi công và vốn cần thiết cho từng giai đoạn. Việc xác định lượng vốn phân bổ theo tiến độ này đặc biệt quan trọng trong những dự án có thời gian xây dựng dài, cần được lưu tâm.
Thẩm định tổng vốn đầu tư hợp lý là cơ sở để thẩm định nguồn huy động vốn cũng như cơ cấu của các loại vốn khác nhau cùng tham gia tài trợ cho dự án. Có nhiều loại vốn có thể tham gia tài trợ cho dự án , bao gồm vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn vay ưu đãi, vốn do góp vốn liên doanh liên kết với các tổ chức khác…nên việc của cán bộ thẩm định là phải xem xét được tỷ lệ từng loại trong tổng vốn ban đầu cũng như khả năng đảm bảo cung cấp vốn của nguồn đó. Với mỗi nguồn vốn khác nhau, tiến độ và phương thực góp vốn là những nội dung cần xem xét đầu tiên, tuy nhiên còn cần xét đến những chi phí bỏ ra để có được những vốn đó. Chủ yếu việc thẩm định tổng vốn và nguồn vốn dựa vào các phân tích tài chính của chủ dự án