1. Một số hạn chế của sản phẩm
1.1. Về sản phẩm
Quy trình quản lý ở Công ty Vinamilk
- Mùi thơm và hương vị từ các loại sản phẩm của Vinamilk chưa thể hiện tính độc đáo và thơm ngon đặc biệt.
- Nhiều nhãn hiệu chậm cải tiến và đổi mới về chất lượng cũng như mẫu mã quy trình như: sữa đặc Ông Thọ, Ngôi Sao Phương Nam… trong khi nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi à yêu cầu ngày càng cao.
- Hàm lượng dinh dưỡng và các chất vi lượng còn hạn chế so với một số sản phẩm ngoại nhập từ bên ngoài.
1.2. Về quy trình quản lý
Bộ máy quản lý sắp xếp chưa phù hợp với xu hướng quản trị hiện đại. Ở đây Tổng Giám đốc vừa điều hành các phòng (ban) ở cấp công ty lại vừa điều hành hệ thống nhà máy ở khắp cả nước nên giảm tính định hướng chiến lược, giảm tầm nhìn và khả năng kiểm soát tốt.
2. Các kiến nghị cụ thể
2.1. Các yếu tốđầu vào trực tiếp
Nhóm các yếu tố đầu vào trực tiếp bao gồm lao động, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, đầu tư các yếu tố cấu thành nên sản phẩm nên việc nâng cao chất lượng trước hết là nâng cao các yếu tố này:
- Đối với nguồn lao động cần tăng cường đào tạo tập huấn gửi đi học để nâng cao tay nghề cho người lao động. Công ty cũng cần tăng cường khuyến khích, động viên tinh thần làm việc. Đặc biệt nên phát động các phong trào chất lượng như phong trào 5S, phong trào nhóm chất lượng… .
- Đối với nguyên vật liệu: Nguyên liệu chính để sản xuất sữa vẫn là sữa bò tươi thu mua từ các hộ nông dân chăn nuôi trong nước và nguồn sữa ngoại nhập. Hiện nay lượng sữa tươi, thu mua cung cấp 25% nguyên liệu cho công ty còn lại là bột sữa nhập. Công ty cần tạo mối liên kết chặt chẽ với nhà cung ứng để có nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng. Đặc biệt cần hỗ
trợ bà con nông dân về vốn, kỹ thuật và cam kết tiêu thụ với những yêu cầu chất lượng nhất định.
- Đối với máy móc thiết bị: Cần tiếp tục xây dựng mở rộng công suất sản xuất, bằng việc nhập thiết bị hiện đại và phù hợp với tình hình Việt Nam.
2.2. Nghiên cứu và triển khai:
Công ty cần tăng cường đầu tư nghiên cứu và thiết kế chế tạo sản phẩm mới liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm cũ để bắt kịp sự biến đổi nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt cần có những sản phẩm cao cấp để thâm nhập thị trường sữa giá cao mà công ty đang để nhiều đối thủ cạnh tranh khai thác.
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý
Công ty nên có cơ cấu quản lý hợp lý, nên có thủ trưởng (P.TGĐ hoặc GĐ) phụ trách điều hành sản xuất thay vì Tổng giám đốc trực tiếp điều hành như hiện nay.