II. Thực trạng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh
3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty phụ thuộc rất lớn vào chất
chất lượng sản phẩm
Như đã phân tích, chất lượng sản phẩm làm thỏa mãn tốt hơn các yêu cầu và mong đợi của khách hàng điều này tạo ra một lợi thế cạnh tranh hay một vũ khí cạnh tranh độc đáo cho doanh nghiệp. Ngoài chất lượng sản phẩm là yếu tố đã được phân tích kỹ thì khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố: nhóm nhân tố bên ngoài và nhóm nhân tố nội bộ. Bây giờ ta sẽ phân tích cụ thể đối với Vinamilk.
3.1. Các nhân tố bên ngoài công ty
- Các điều kiện của thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển mạnh và bền vững, thu thập của người dân được nâng cao thì việc chi tiêu cho thực phẩm và các sản phẩm bồi dưỡng sức khỏe ngày càng tăng. Do
vậy thị trường sữa nói riêng và thực phẩm nói chung có xu hướng phát triển và ngày càng hấp dẫn.
- Tiến bộ khoa học công nghệ: khoa học công nghệ nói chung và công nghệ sinh học nói riêng đang phát triển mạnh đây là một điều kiện thuận lợi để Vinamilk đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao năng suất, đồng thời nghiên cứu, tạo ra nhiều sản phẩm mới độc đáo.
- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước: Nhà nước đang hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh. Riêng ngành chế biến lương thực thực phẩm Nhà nước đang khuyến khích và tạo nhiều thuận lợi phát triển
- Tiềm lực của các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vinamilk là: Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội (Hanoi milk) Công ty sữa cô gái Hà Lan (Dutch Lady); Neslt… về tiềm lực tài chính, doanh thu, thị phần và lợi nhuận đều không đủ mạnh như Vinamilk. Riêng thị phần sữa của Vinamilk chiếm 75% cả nước, nên Vinamilk thực sự là doanh nghiệp thủ lĩnh của ngành sữa.
- Đặc thù và cấu trúc ngành: sữa là ngành có hàng rào nhập cuộc cao, bởi lẻ để sản xuất sản phẩm sữa phải tiến hành nghiên cứu thí nghiệm trong một thời gian dài. Mặt khác việc thỏa mãn các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng và yêu cầu của khách hàng không dễ. Do vậy, không quá lo sợ về việc đối thủ từ ngành khác nhập cuộc.
3.2. Các nhân tố nội bộ công ty
- Văn hóa công ty: Với tinh thần trách nhiệm cao và làm việc đầy nhiệt huyết mọi thành viên trong công ty từ ban lãnh đạo tới công nhân viên đều ra sức cố gắng xây dựng và phát triển doanh nghiệp. Công ty không ngừng đầu tư phát triển nâng cao trình độ, tay nghề công nhân viên, có nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo, tạo bầu không khí hài hòa đoàn kết.
- Sức sinh lời vốn đầu tư
Sức sinh lời cao là yếu tố rất quan trọng giúp Vinamilk không ngừng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2004 thị trường thế giới biến động do chiến tranh và thiên tai, doanh thu từ xuất khẩu giảm làm giảm nhẹ tổng doanh thu. Tuy nhiên từ năm 2005 trở đi công ty đã khắc phục khó khăn bằng việc mở rộng thị trường sang nhiều nước Âu, Mỹ, Úc, Nhật, Trung Quốc… doanh thu, lợi nhuận, tăng mạnh đặc biệt là sức sinh lời cao năm 2003: LN/TS = 0,91; LN/VCSH = 0,33
Năm 2004: LN/TS = 0,17; LN/VCSH = 0,13 Năm 2005: LN/TS = 0,18; LN/VCSH = 18 Năm 2006: LN/TS = 0,19; LN/VCSH = 32
Và xu hướng tiếp tục tăng cường kích thích đầu tư phát triển
- Năng suất lao động: Vinamilk luôn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tốt trang thiết bị hiện đại phát triển nguồn nhân lực vì vậy mà năng suất lao động không ngừng nâng cao.
- Lợi thế chi phí và khả năng hạ thấp chi phí
Là doanh nghiệp thủ lĩnh với 75% thị phần sữa của cả nước, Vinamilk có quy mô sản xuất rất lớn vì vậy mà có cơ hội hạ thấp chi phí nhờ hiệu quả theo quy mô; đồng thời với hơn 30 năm xây dựng trưởng thành Vinamilk còn có lợi thế chi phí nhờ hiệu ứng đường cong kinh nghiệm đó là việc kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ lao động không ngừng được nâng cao cùng với sự tăng lên của tổng sản phẩm được tích lũy. Ngoài ra việc đa dạng hóa sản phẩm đồng tâm còn giúp Vinamilk tận dụng các nguồn lực dư thừa và điều này cũng góp phần hạ thấp chi phí sản xuất.
- Vị thế của công ty
Trong những năm qua, mặc dù áp lực cạnh tranh, với các nhãn hiệu trong và ngoài nước ngày càng tăng song bằng nỗ lực của mình Vinamilk đã duy trì và cũng có được vai trò chủ đạo của mình ở thị trường trong nước và cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh thu nội địa
tăng trung bình 20 % - 25%. Theo kết quả bình chọn 100 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam (Báo Sài Gòn tiếp thị tổ chức) Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam, chiếm thị phần hàng đầu, được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn là sản phẩm đứng đầu TOPTEN hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền (1997 - 2004).
- Ban quản trị công ty chịu trách nhiệm điều hành toàn công ty là tổng giám đốc Mai Kim Liên là một trong những cổ đông sáng lập Tổng giám đốc Mai Kim Liên cùng với ban quản trị không ngừng nỗ lực phấn đấu vì sự phát triển lâu dài của Vinamilk, ban điều hành này đã có nhiều chính sách có tính định hướng đúng đắn và nhiều quyết định kịp thời để chèo lái công ty vượt qua các thách thức từ môi trường và tận dụng tốt các cơ hội để phát triển kinh doanh.
Tóm lại, qua những gì đã phân tích ta thấy sản phẩm của Vinamilk nói chung và sản phẩm sữa nói riêng là những sản phẩm có chất lượng tốt, nhãn hiệu nổi tiếng. Bởi vì nó đã đáp ứng rất tốt các yêu cầu và mong đợi của khách hàng thông qua các thuộc tính của nó. Điều này tạo ra một thứ vũ khí vô hình hết sức độc đáo và ưu việt trong cạnh tranh, góp một phần rất lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Ngoài việc trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh như đã nói, chất lượng sản phẩm còn có nhiều tác động gián tiếp khác lên năng lực cạnh tranh như: làm giảm chi phí; tăng năng suất; tăng sức sinh lời vốn… Mặt khác, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm cần không ngừng áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, đổi mới cải tiến… những yếu tố này lại thúc đẩy năng lực cạnh tranh. Như vậy chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh tuy biểu hiện dưới những hình thức có vẻ khác nhau nhưng trên thực tế như đã phân tích nó có quan hệ hữu cơ hết sức chặt chẽ với nhau. Và vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao năng lực cạnh tranh và muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì việc trước hết và quan trọng nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm.