Định mức lao động

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Cổ phần May 19 (Trang 38 - 43)

2. Thực trạng công tác trả lương

2.2.Định mức lao động

Định mức lao động là cơ sở để xác định các loại đơn giá tổng hợp tiền lương và nguồn hình thành quỹ lương cho doanh nghiệp. Căn cứ vào định mức lao động để tổ chức các hình thức trả lương cho nhân viên hợp lý. Định mức lao động chính xác mới có thể trả lương hợp lý cho người lao động, có thể gắn tiền lương của người lao động nhận được với sản phẩm mà họ làm ra một cách chính xác. Công ty xác định mức lao động bằng việc thực hiện bấm giờ với các công đoạn để giao định mức khoán sản phẩm, khoán thu nhập đến từng xưởng, từng xưởng giao định mức đến người lao động.

Ban giám đốc đưa ra yêu cầu đối với những bộ phận chuyên trách xác định mức lao động phải đảm bảo:

- Đảm bảo tính trung bình tiên tiến - Quy định cả lượng và chất

- Phải tương ứng với các điều kiện tổ chức, kinh tế, kĩ thuật cụ thể của công ty.

Đồng thời các bộ phận chuyên trách cũng phải thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh mức sai, mức lạc hậu của mức lao động nhằm xác định lại khi cần thiết. Chính điều này đã đảm bảo cho mức lao động của công ty luôn được cập nhập và phù hợp với đặc điểm hiện tại của tình hình sản xuất.

May mẫu để bấm giờ do các nhân viên phòng kĩ thuật thực hiện. Quy trình thực hiện như sau:

B1: Giai đoạn chuẩn bị

 Xác định mục đích bấm giờ

 Chọn đối tượng quan sát

 Nghiên cứu tình hình tổ chức phục vụ nơi làm việc

 Phân chia thao tác hợp thành của công việc B2: Tiến hành bấm giờ

 Xác định số lần bấm giờ

 Tiến hành bấm giờ xác định hao phí B3: Phân tích kết quả bấm giờ

 Xác lập các dãy số bấm giờ

 Kiểm tra độ ổn định các dãy số

 Tính thời hạn hao phí bình quân các lần bấm giờ

 Tính thời hạn bình quân thực hiện công việc

 Phân tích kết quả.

Những người được chọn làm đối tượng quan sát là những nhân viên phòng kĩ thuật- những người có trình độ chuyên môn tay nghề cao nên khi xác định kết quả định mức lao động cho người công nhân phải tính tới cả yếu tố bậc thợ. Định mức lao động sẽ được áp dụng cho từng bậc thợ của công nhân nhằm tránh tình trạng những lao động mới vào hoặc những lao động có tay nghề kém sẽ không hoàn thành được định mức lao động. Chính bởi vậy, việc không hoàn thành định mức lao động rất ít khi xảy ra ở công ty trừ trường hợp người công nhân có sức khỏe không tốt phải bỏ ca làm việc hoặc có việc đột xuất.

Công ty đã áp dụng định mức lao động tổng hợp- mức hao phí của tất cả các bộ phận có liên quan để tạo ra một sản phẩm hoặc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.( Tsp)

Bảng 2.5: Định mức lao động tổng hợp của đơn vị sản phẩm ( áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất)

TT Tên SP hoặc dịch vụ Đơn vị tính Định mức LĐ( giờ) Trong đó Tcn Tbt Tql I Những SP được cấp thẩm

quyền phê duyệt ĐMLĐ 0 0 0

A SP quốc phòng 0 0 0

B SP kinh tế 0 0 0

II Những SP do DN xây dựng ĐMLĐ và định mức này đã tương đối ổn định

1 Áo chít gấu Cái 1 1,6 0,1 0,06

2 Quần âu Cái 1 1,44 0,09 0,05

3 Quần áo đông Bộ 1 4,8 0,3 0,18

4 Quần áo comple Bộ 1 8,0 0,5 0,3

5 Áo măng tô cái 1 5,6 0,35 0,21 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

( Nguồn: phòng tổ chức lao động tiền lương)

Để định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm công ty tiến hành qua những bước sau:

B1: Phân loại lao động: Căn cứ vào tính chất ngành nghề, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công ty phân theo các tiêu thức như sau:

- Lao động công nghệ là những lao động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo quy trình công nghệ nhằm làm biến đổi đối tượng lao động( vải, bán thành phẩm..) để sản xuất sản phẩm: công nhân may, công nhân giặt, công nhân là, công nhân ép mex hay công nhân đóng gói sản phẩm…

- Lao động phụ trợ, phục vụ là những lao động không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của quá trình công nghệ nhưng có nhiệm vụ phụcvụ cho lao động công nghệ hoàn thành quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Lao động phụ trợ, phục vụ được xác định căn cứ vào các chức năng, nhiệm vụ phục vụ như: tổ chức công nghệ, phụ trợ công nghệ, bảo dưỡng thiết bị, sản xuất; bảo dưỡng dụng cụ, trang bị, công nghệ, kiểm tra kĩ thuật, vận tải xếp dỡ, kĩ thuật an toàn vệ sinh công nghiệp. Ví dụ: công nhân ban cơ điện, công nhân vệ sinh công nghiệp…

- Lao động quản lý: gồm

+ Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và viên chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc bộ máy điều hành của công ty.

+ Thành viên Ban kiểm soát( không kể Trưởng Ban kiểm soát) + Viên chức giúp việc Hội đồng quản trị

Cán bộ chuyên trách làm công tác Đảng, đoàn thể do công ty trả lương.

B2: Xác định đơn vị sản phẩm tính định mức lao động tổng hợp

Công ty có nhiều loại sản phẩm khác nhau và mỗi loại sản phẩm lại có đơn vị tính khác nhau: quần áo hè, quần áo xuân hè, quần áo đông, quần áo đông xuân thì có đơn vị tính là bộ, áo Jacket hay áo măng tô thì có đơn vị tính là cái…Tất cả những loại sản phẩm này sẽ được quy đổi đồng nhất về một đơn vị sản phẩm quy chuẩn.

Cách tính quy đổi như sau:

Lựa chọn sản phẩm quy đổi: sản phẩm quy đổi phải mang tính đặc trưng, đại diện chung cho các loại sản phẩm.

Xác định hệ số quy đổi của từng loại sản phẩm: hệ số này được tính bằng mức lao động tổng hợp của từng loại sản phẩm chia cho mức lao động tổng hợp của đơn vị sản phẩm quy đổi.

Tính số lượng sản phẩm quy đổi: bằng cách lấy số lượng sản phẩm của từng loaị sản phẩm nhân với hệ số quy đổi của loại sản phẩm đó.

Ví dụ: xí nghiệp May 3 sản xuất 2 loại sản phẩm là áo Jacket và áo măng tô. Trong đó: Tsp áo Jacket = 50giờ- người/ sản phẩm, Tsp áo măng tô = 80 giờ-người/ sản phẩm. Số lượng áo Jacket sản xuất trong kì là150 chiếc, áo măng tô là 200 chiếc. Xí nghiệp chọn áo Jacket là sản phẩm quy đổi. Ta có:

Bảng 2.6: Bảng tính số lượng sản phẩm quy đổi theo sản phẩm áo Jacket

Loại sản phẩm Số lượng ( chiếc) Tsp ( giờ- người) Hệ số quy đổi Số lượng sản phẩm quy đổi Áo Jacket 150 50 1 150

Áo măng tô 200 80 1,6 320

Cộng 470

B3: Chuẩn bị tài liệu tính mức lao động tổng hợp

Để tính mức lao động tổng hợp, công ty phải có các tài liệu sau:

Hệ thống mức lao động chi tiết của tất cả các nguyên công sản xuất sản phẩm Các tài liệu về kĩ thuật, công nghệ, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, các định mức vật tư, nguyên nhiên vật liệu sản xuất sản phẩm.

Tsp = Tcn + Tpv + Tql

Trong đó: Tcn, Tpv, Tql là hao phí thời gian theo định mức của công nghệ,

phục vụ, quản lý để tạo ra một sản phẩm.

- Mức lao động công nghệ( Tcn): được tính bằng tổng thời gian lao động thực hiện các nguyên công công nghệ sản xuất sản phẩm trong điều kiện tổ chức, kĩ thuật xác định.

- Mức lao động phụ trợ, phục vụ( Tpv): được tính bằng tổng thời gian thực hiện các nguyên công phụ trợ, phục vụ sản xuất sản phẩm trong điều kiện tổ chức, kĩ thuật xác định. Tpv tính từ mức thời gian phụ trợ, phục vụ theo từng nguyên công hoặc tính bằng tỉ lệ % so với Tcn.

- Mức lao động quản lý( Tql): được tính bằng tổng thời gian lao động quản lý sản xuất sản phẩm. Tql tính từ quỹ thời gian lao động quản lý hoặc tính bằng tỷ lệ % so với mức lao động công nghệ cộng với mức lao động phụ trợ, phục vụ( Tcn+ Tpv).

Nhận xét: Ưu điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy có thể thấy rằng công tác định mức lao động đã được công ty rất chú ý. Công ty cũng đã áp dụng một phương pháp tính khoa học, khách quan đảm bảo cho việc xây dựng đơn giá tiền lương một cách chính xác và công bằng cho người lao động.

Định mức được xây dựng dựa vào phương pháp bấm giờ và có loại trừ các yếu tố khác như trình độ công nhân mới vào, công nhân học việc, hỏng hóc máy móc trong quá trình sản xuất… nên khá chính xác và mang tính khách quan. Mỗi loại sản phẩm khác nhau thì được xây dựng một định mức khác nhau. Điều này đảm bảo cho việc tính đơn giá tiền lương và quỹ lương được chính xác.

Định mức lao động cũng được tính toán theo phương pháp định mức lao động tổng hợp cho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên hướng dẫn ở thông tư 06/2005/ TT- BLĐTBXH ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Phương pháp tính này đơn giản hơn so với phương pháp tính định mức lao động tổng hợp theo định biên lại phù hợp với đặc điểm kĩ thuật, quy trình công nghệ, tổ chức lao động( lao động liên tục biến động ) và mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhược điểm:

Tuy nhiên, định mức lao động vẫn còn mắc phải một lỗi nhỏ đó là định mức chưa thật chính xác còn thấp hơn so với khả năng thực tế do đó không khuyến khích được người lao động tích cực làm việc, không phát huy được hết năng lực của họ.

Cán bộ định mức của công ty hầu hết chưa qua đào tạo bài bản, mới chỉ là những thợ bậc cao được chuyển từ dưới xưởng lên phòng kĩ thuật. Do đó, công ty nên chú ý hơn tới việc đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ định mức nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác định mức trước mắt cũng như lâu dài.

Việc xác định mức độ phức tạp của công việc đều dựa vào kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật nên chưa chính xác khoa học, bố trí lao động trong dây truyền sản xuất do tổ trưởng, tổ phó dẫn đến tình trạng cấp bậc công việc cao hơn CB công nhân, phân công chưa đúng người đúng việc là điều xảy ra thường xuyên, phá vỡ sự nhịp nhàng cân đối, làm giám đoạn ảnh hưởng đến sản xuất của cả dây truyền.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty Cổ phần May 19 (Trang 38 - 43)