Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nớc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 74 - 76)

* Nhà nớc cần tiếp tục hoàn thiện và ban hành các nghị định về chính sách, luật doanh nghiệp, sở hữu tài sản, thế chấp tài sản.

- Luật doanh nghiệp đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2000, Chính phủ khẩn trơng yêu cầu các bộ chức năng xây dựng xong các dự thảo Nghị định triển khai luật này, trình Chính phủ ban hành tạo môi trờng pháp lý cho các doanh nghiệp t nhân, kinh tế ngoài quốc doanh phát triển đúng pháp luật, ổn định, vững chắc sớm cho ra đời luật cạnh tranh...

- Bộ T pháp, Bộ tài chính sớm ban hành các nghị định về cho vay bằng tín chấp; tín chấp và thế chấp; tín chấp, thế chấp và bảo lãnh để các NHTM có thể mở rộng tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dễ dàng hơn.

- Chính phủ cho phép các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả, đợc vay vốn Ngân hàng đến mức 100 triệu, hoặc 200 triệu đồng không phải thế chấp tài sản, miễn là đảm bảo đợc ba điều kiện: dự án có hiệu quả, doanh nghiệp 3 năm liền có lãi, tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín trong quan hệ vay vốn Ngân hàng.

- Cho phép ngời Việt nam ở nớc ngoài, Việt kiều, ngời nớc ngoài làm việc ở Việt nam, tự do mua bán đất đai nhà ở, bất động sản...khi không cần sử dụng đợc phép bán lại, thúc đẩy thị trờng bất động sản phát triển.

- Cho phép kinh tế t nhân tham gia hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, thơng mại, xuất nhập khẩu ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế mà lâu nay thuộc độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nớc, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế.

- Không hình sự hoá các quan hệ kinh tế - dân sự trong quan hệ vay vốn giữa Ngân hàng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi xảy ra các tranh chấp khi doanh nghiệp không trả nợ đợc cho Ngân hàng .

- Chính phủ có chính sách xử lý rủi ro đối với các Ngân hàng cho vay vốn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, bình đẳng đối với doanh nghiệp Nhà nớc nh: khoanh nợ, giảm nợ, ân hạn, u đãi lãi suất...

- Học tập kinh nghiệm của Trung Quốc nên nghiên cứu, xem xét tách các doanh nghiệp của Bộ công an, Quân đội, cơ quan của Đảng ra khỏi tổ chức đó, hoạt động bình đẳng với doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo đúng luật doanh nghiệp.

Đối với Trung Quốc, phát triển kinh tế T nhân là động lực cho sự phát triển nền kinh tế và thực tế chứng minh khu vực kinh tế t nhân của họ cũng phát triển rất nhanh trong giai đoạn hiện nay. Chính phủ cũng cần có cách nhìn tích cực hơn về khu vực kinh tế ngoài quốc doanh .

* Quản lý chặt chẽ và chấp hành pháp lệnh thống kê đối với kinh tế ngoài quốc doanh.

Các cơ quan nhà Nhà nớc tăng cờng kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đảm bảo các doanh nghiệp này hoạt động đúng pháp luật, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê. Yêu cầu các doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng hoặc 10 tỷ đồng trở lên, hàng năm phải thực hiện kiểm toán. Song cũng tránh tình trạng thanh tra, kiểm tra quá nhiều, chồng chéo,...gây khó khăn cho doanh nghiệp.

* Đẩy nhanh tiến độ Cổ phần hoá

- Chính phủ mạnh dạn cổ phần hoá các doanh nghiệp của Nhà nớc có quy mô vốn lớn, đang hoạt động có hiệu quả, mà không phải thuộc lĩnh vực quan trọng nh, công ty bia Sài Gòn, Công ty Sữa Việt nam, một số công ty Xi măng, nhà máy mía đờng, may mặc... tạo sự đột phá tăng tốc đẩy nhanh thực sự quá trình cổ phẩn hoá doanh nghiệp Nhà nớc, thúc đẩy thị tr- ờng chứng khoán hoạt động có hiệu quả.

- Chính phủ cam kết thực hiện đúng cam kết với IMF, ADB, WB, WTO, AFTA... về cải tổ doanh nghiệp Nhà nớc, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

* Hình thành các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh

- Hình thành Quỹ hỗ trợ xuất nhập khẩu. Tách riêng tín dụng u đãi, tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động NHTM, thành lập Ngân hàng chính sách.

- Hình thành Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, Chính phủ nên xây dựng dự án, đàm phán thu hút dự án nớc ngoài, các tổ chức quốc tế về: đào tạo nâng cao trình độ quản lý kinh doanh cho các chủ doanh nghiệp Việt nam; xây dựng và cung cấp thông tin thị trờng thế giới cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh; giúp đỡ về công nghệ, hợp tác kinh doanh, tài trợ vốn ban đầu thành lập doanh nghiệp .

- Có chính sách đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nh các doanh nghiệp Nhà nớc.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w