Phát triển một số dịch vụ marketing cho công ty Quảng Cáo Phước Sơn

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng thương hiệu của các DNVVN ở nước ta (Trang 63 - 69)

Với việc nhận ra những khó khăn mà các DNVVN hiện nay đang gặp phải khi xây dựng thương hiệu, các giải pháp xây dựng thương hiệu mà những DN đó nên thực hiện. Cộng với sự hiểu biết về công ty Quảng Cáo Phước Sơn tôi xin đưa ra một số để nghị sau đây để đóng góp vào sự phát triển của công ty.

Cũng là một DNVVN nên công ty Quảng Cáo Phước Sơn cũng nên chọn những đối tác này là khách hàng mục tiêu của mình. Đây đang là một thị trường lớn có tiềm năng phát triển mạnh mà nhiều công ty truyền thông khác cũng đang nhắm tới. Nên để có thể cạnh tranh được với các công ty khác thì Phước Sơn phải có một đội ngũ nhân

viên có kiến thức chuyên môn về thương hiệu, theo tôi đây đang là mặt còn chưa mạnh lắm của công ty. Khi đã có những nhân viên có kiến thức và kinh nghiệm trong xây dựng thương hiệu thì công ty nên tiếp xúc với từng khách hàng để có thể hiểu được từng khó khăn riêng của họ, vì mỗi DN có những khó khăn khác nhau. Khi đó công ty sẽ giúp các công ty này giải quyết những khó khăn đó.

Qua những khó khăn mà đề tài đã đề ra thì theo tôi công ty Phước Sơn nên phát triển một số dịch vụ marketing sau:

- Dịch vụ tư vấn kiến thức, kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu cho nhân viên của các công ty đang có nhu cầu. Hiện nay, đa số các DN ở nước ta chưa có các chuyên viên về thương hiệu và tại các trường đại học thì ngành này mới được phát triển một vài năm gần đây. Do đó trên thị trường không có tài nguyên này và các công ty phải cho nhân viên của mình theo học các khóa đạo tạo chuyên sâu về thương hiệu. Với việc hiểu biết về vấn đề này công ty Phươc Sơn sẽ liên hệ với các công ty, tập hợp các học viên vào những khoảng thời gian thích hợp sau đó liên hệ với các chuyên gia về thương hiệu để gảng bài.

- Tư vấn, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu cho các DNVVN. Việc hiện nay đang thiếu thốn nguồn nhân lực về xây dựng thương hiệu trên thị trường, các DNVVN có thể sẽ không tuyển được các nhân viên đáp ừng với nhu cầu của mình. Do đó họ sẽ thuê công ty tư vấn và xây dựng chiến lược cho họ.

- Cung cấp các dịch vụ truyền thông hiện đang là thế mạnh của công ty Phước Sơn để quảng bá thương hiệu phù hợp cho các DNVVN như: Thiết kế bảng hiệu, Pano….Với chi phí phù hợp nhưng vẫn thể hiện được hình ảnh, cá tính của thương hiệu muốn quảng bá.

- Với một đội ngũ nhân viên thiết kế sáng tạo thì thiết kế bao bì sản phẩm, trang trí các Show room sẽ là một dịch sẽ mang lại nhiều lợi thế cho công ty Phước Sơn để cạnh tranh với các DN khác nhưng vẫn đáp ứng được cho các DN có nguồn lực hạn chế.

- Thực hiện liên kết với một số DN để trở thành công ty chuyên thiết kế, xây dựng và quảng bá thương hiệu độc quyền cho các công ty đó. Khi các DNVVN không sở hữu một năng lực cốt lõi về xây dựng thương hiệu, thì công việc này đối với họ thuê ngoài sẽ ít tốn kém hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Và khi thực hiện liên kết giữa hai bên, chi phí phát sinh trong hợp đồng sẽ ít hơn. Hiệu quả trong công việc xây dựng thương hiệu cũng sẽ tốt hơn.

- Công ty Phước Sơn có thể mở các cuộc hội thảo để tư vấn cho các DNVVN hiểu biết thêm về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu đối với DN trong thời đại mới. Để các DNVVN có thể tự tin hơn trong việc xây dựng thương hiệu.

Tóm lại, thông qua các dịch vụ marketing của mình công ty Phươc Sơn có thể gia tăng thêm được lợi nhuận, mở rộng thêm quy mô sản xuất, số lượng khách hàng tăng lên. Và điều quan trọng nhất là làm tăng thêm hình ảnh, uy tín của công ty đối với các DN, khẳng định được vị thế của mình trong ngành quảng cáo và trong toàn quốc.

Bên cạnh sự giúp đỡ của các công ty quảng cáo, truyền thông sự phát triển thương hiệu của các DNVVN còn cần sự giúp đỡ về phía nhà nước như:

- Cần có chiến lược cũng như biện pháp cụ thể để tuyên truyền, giác ngộ cho các DNVVN hiểu rõ tầm quan trọng cũng như lợi ích của việc đăng ký thương hiệu.

- Phổ biến các vấn đề chung về sở hữu công nghiệp cho DNVVN như cách thức thủ tục để đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp, vấn đề quản trị sở hữu công nghiệp và đối với từng loại hình DNVVN cụ thể có những chỉ dẫn riêng cho từng đối tượng.

- Phát động chương trình xây dựng, quảng bá, bảo vệ thương hiệu trong cộng đồng DNVVN, tổ chức triển lãm thương hiệu trên Internet, phối hợp với các ngành và địa phương để xây dựng danh mục sản phẩm cần có chỉ dẫn xuất xứ và địa lý.

- Hỗ trợ các DNVVN đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin, tư vấn cho DNVVN về xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu.

- Hỗ trợ DNVVN đăng ký, quản lý và bảo vệ thương hiệu ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, trước hết là đối với những thương hiệu đã có vị trí trên thị trường.

- Nới lỏng biện pháp tài chính cho DNVVN bằng cách không nên khống chế giới hạn về chi phí cho quảng cáo sản phẩm ở mức 5% so với tổng chi phí như hiện nay.

-Bổ sung và hoàn thiện hệ thống luật pháp về sở hữu công nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng, cần xử phạt nghiêm minh đối với trường hợp ăn cắp, sử dụng trái phép thương hiệu, tiến tới thành lập những lực lượng “cảnh sát thương hiệu”, “công an thương hiệu” chuyên xử lý về hành vi vi phạm quyền sở hữu về thương hiệu hàng hóa

KẾT LUẬN

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh trên thương trường không thể không nhanh chóng xây dựng cho sản phẩm, doanh nghiệp của mình một thương hiệu mạnh. Thương hiệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, tạo cơ hội cho doanh nghiệp thâm nhập, chiếm lĩnh, mở rộng thị trường. Thương hiệu giúp hàng hoá có thể bán giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại chưa có thương hiệu, tạo được lòng tin cho khách hàng và bán được nhiều hàng hoá hơn. Đồng thời, thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp thu hút đầu tư và gia tăng quan hệ bạn hàng. Nhưng không phải công ty nào cũng có thể xây dựng cho mình một thương hiệu thành công, nhất là trong điều kiện còn nhiều khó khăn gặp phải.

Đa số các DN ở nước ta hiện nay là các DNVVN, nhưng họ cũng đã thấy được tầm quan trong mà thương hiệu mang lại cho sự phát triển của công ty. Điều khó khăn mà họ thương gặp phải đó là do thiếu về chi phí, kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức trong xây dựng thương hiệu. Và để khắc phục được những nhược điểm, khó khăn đó cần phải có những công ty, tổ chức am hiểu về lĩnh vực này tìm ra những hướng đi riêng trên con đường xây dựng cho mình một thương hiệu thành công.

Việc xây dựng và phát triển của một thương hiệu luôn gắn với các chương trình marketing mà công ty cần phải thực hiện, và đặc biệt là xây dựng một chiến lược thưong hiệu riêng cho mình. Đây là lĩnh vực mà công ty Quảng Cáo Phươc Sơn đang hoạt động và muốn phát triển rộng thêm khi đã có nguồn lực mạnh. Có nguồn lực, đặc biệt là sự

hiểu biết về thương hiệu, hiểu biết những khó khăn mà cá DN đang gặp phải công ty sẽ cung cấp những dịch vụ marketing phù hợp với nhu cầu của từng công ty khi xây dựng thương hiệu. Đồng thời tư vấn thêm kiến thức về xây dựng thương hiệu cho các DN.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà đề tài của em muốn đề cập đến, nhưng do còn hạn chế về khả năng nhận thức, nghiên cứu cũng như những yếu kém về chuyên môn học tập mà đề tài còn nhiều sai sót phải sửa. Do đó em rất mong đước sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo chân thành của quý thầy cô, các anh chị và bạn đọc để đề tài càng hoàn thiện, có thể đóng góp vào sự phát triển của công ty và của toàn xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Lan Hương (2007), Quản trị thương hiệu, Khoa Quản Trị Kinh Doanh- Trường Đại Học Kinh Tế- Đại Học Đà Nẵng.

2. Dương Đăng Khoa, Đoàn Ngọc Phúc, tạp chí Lý luận chính trị, tháng 10/2004

3. Thuật ngữ thương hiệu, Thương hiệu Việt, Địa chỉ webs:

<http://www.thv.vn/News/Detail/?gID=7&tID=22&cID=1600> [Cập nhật: 05/04/2008]

4. Kiến thức thương hiệu, Thương hiệu và hội nhập, http://www.vinawebsoft.com/code/thuonghieuhoinhap/information/detail/?id=66 .

5. "Kinh doanh bằng việc Xây dựngthương hiệu",Trung tâm xây dựng, phát triển thương hiệu Bạch Thái Bưởi. <http://www.openshare.com.vn/>

6. Xây dựng thương hiệu, http://www.lantabrand.com.

7. Sức mạnh lớn của doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Tài chính - Trang tin điện tử, <http://www.mof.gov.vn/ItemPrint.aspx?ItemID=50587.>, [Cập nhật: 31/01/2008]

8. Doanh nghiệp nhỏ khó xây dựng thương hiệu lơn,

<http://www.saga.vn/Marketing/Chienluoc/10053>. [Cập nhật 13/02/2008].

9. Ari Kokko Fredrik Sjöholm (2004) Sự quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Trường Kinh tế Stockholm.

10. Vai trò của PR trong việc xây dựng - quảng bá thương hiệu, CRMVietnam.com, <http://www.crmvietnam.com/index.php?q=Vai_tro_cua_PR_trong_viec_xay_dung_quang_ba_thuong_hieu> [ Cập nhật:16/06/2007].

11. Vai trò của bao bì trong xây dựng thương hiệu, Lantabrand, <http://www.lantabrand.com/cat2news154.html> [Cập nhật 3-12-2004]. 12. Tạp chí Thương mại số 18.2003

13. Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề cổ phần hóa DNNN loại nhỏ và vừa ở nước ta - Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ.- Hà Nội: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, 2002, Số 3+4 .- tr.22-23,76.

14. Dương Đăng Khoa, Đoàn Ngọc Phúc, tạp chí Lý luận chính trị, tháng 10/2004 15. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhở ở nước ta: Thực trạng và giải pháp, Báo điện

tử Đảng cộng sản Việt Nam,

< http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT22110466135.> [Cập nhật 23/11/2004]

16. Doanh nghiệp Hà Nội với việc xây dựng và phát triển thương hiệu, http://www.dost.hanoi.gov.vn/PrintPreview.aspx?ID=1413.> [Cập nhật 13/11/2007]

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng thương hiệu của các DNVVN ở nước ta (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w