0
Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thơng khu vực II Hai Bà Trng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT – HBT (Trang 46 -51 )

luôn chủ động, tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dới mọi hình thức, để đảm bảo nâng cao cả về số lợng lẫn chất lợng của nguồn vốn huy động cũng nh quy mô nguồn vốn liên tục tăng trởng ở mức cao.

1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Công thơng khu vực II- Hai Bà Trng. II- Hai Bà Trng.

Với phơng châm coi hoạt động huy động nguồn vốn là khâu quan trọng, mở đờng và tạo mặt bằng vốn tăng trởng vững chắc, Chi nhánh Ngân hàng Công Thơng khu vực II - Hai Bà Trng đã cố gắng thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn khác nhau thông qua việc không ngừng mở rộng mạng lới giao dịch cũng nh nâng cao và hoàn thiện chất lợng dịch vụ Ngân hàng với tiêu chí “Nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng”. Kết quả là trong những năm gần đây, công tác huy động vốn của Chi nhánh đã bớc đầu đạt đợc những thành tích đáng khích lệ. Nguồn vốn tăng trởng với tốc độ khá cao, đáp ứng đợc khối lợng lớn nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty và dân c trên địa bàn Quận.

Ta có thể thấy rõ hơn sự tăng trởng này qua bảng sau:

Bảng 6: khối lợng vốn huy động của Chi nhánh

Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 1.Tổng vốn huy động 1.194.306 1.363.503 1.578.936 1.837.525 2.Khối lợng vốn huy động

chênh lệch qua các năm

+169.197 +215.433 +258.5893.Tỷ lệ % năm sau so với 3.Tỷ lệ % năm sau so với

năm trớc

114,2% 115,8% 116,4%

Qua số liệu trên ta thấy, quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng đều qua các năm và năm sau luôn cao hơn năm trớc (xét về số tuyệt đối). Nếu nh năm 1999, tổng khối lợng vốn huy động đợc là 1.363.503 triệu đồng, trong đó nguồn vốn ngoại tệ quy đổi ra VNĐ chiếm khoảng 258.000 triệu đồng, tốc độ tăng so với năm 1998 là 14,2%, thì năm 2000 là năm mà Chi nhánh đạt đợc nhiều thành công trong công tác huy động vốn. Tổng vốn huy động đợc trong năm 2000 là 1.578.936 triệu đồng, tăng 15,8% so với năm 1999, trong đó nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ đợc quy đôỉ ra VNĐ chiếm khoảng 425.000 triệu đồng, tăng 4,5% so với năm 1999. Con số này là kết quả sự nỗ lực lớn của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong toàn Chi nhánh.

Bớc sang năm 2001, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng 34,8% so với năm 1999 (tăng 474.022 triệu đồng), tăng 16,4% so với năm 2000 với số lợng vốn tăng thêm là 258.589 triệu đồng. Nguồn vốn huy động đợc bằng ngoại tệ quy đổi ra VNĐ trong năm là khoảng 471.000 triệu đồng, tăng 9,8% so với năm 2000 (tăng lên 46.000 triệu đồng) và tăng 82,6% so với năm 1999 (tăng 213.000 triệu đồng).

Nh vậy, chỉ qua số liệu thống kê của ba năm trở lại đây, ta có thể thấy hoạt động huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng Công thơng khu vực II- Hai Bà Trng đạt hiệu quả tơng đối cao, mức tăng trởng nguồn vốn khá lớn và ổn định. Sự tăng trởng về nguồn vốn đó đợc biểu hiện ở cả hình thức lẫn kỳ hạn nguồn vốn huy động hết sức phong phú và đa dạng.

1.1. Về hình thức huy động vốn:

Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng Công thơng khu vực II- Hai Bà Trng đang tiến hành huy động vốn chủ yếu từ các nguồn nh:

_ Tiền gửi doanh nghiệp (bao gồm tiền gửi không hỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn) .

_ Tiền gửi dân c (tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn) _ Phát hành các công cụ nợ

_ Tiền gửi các tổ chức tín dụng khác _ Các nguồn huy động khác.

Trong bốn nguồn vốn huy động kể trên thì nguồn vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi dân c bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn chiếm vị trí quan trọng nhất (khoảng 65%), sau đó kế đến là nguồn tiền gửi doanh nghiệp. Để nắm đợc rõ hơn về khối lợng, tỷ trọng hay nói cách khác là cơ cấu và quy mô của các nguồn vốn huy động trong vốn huy động nói chung của Chi nhánh, ta có thể xem bảng sau:

Bảng 7: Cơ cấu nguồn vốn huy động.

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

Số d % Số d % Số d % 1. TG Doanh nghiệp 389.890 28,6 526.735 33,4 643.216 35,0 2.TG dân c 960.343 70,5 1.052.201 66,6 1.152.186 62,7 3.Phát hành công cụ nợ 6.045 0,4 0 0 42.123 2,3 4. TG tổ chức tín dụng 0 0 0 0 0 5. Huy động vốn khác 7.225 0,5 0 0 0 Tổng 1.363.503 100 1.578.936 100 1.837.525 100

Nhìn vào số liệu ở bảng trên ta thấy, nếu so sánh tổng nguồn vốn huy động trong ba năm 1999, 2000 và 2001 thì quy mô vốn huy động của Chi nhánh đã tăng lên một cách đáng kể và đó là sự tăng trởng ở hấu hết các nguồn huy động. Cụ thể :

Đối với tiền gửi dân c, nh đã trình bày, đây là nguồn luôn chiếm giữ vị trí số một trong tổng nguồn vốn huy động về khối lợng và tỷ trọng. Nó chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn huy động và có xu hớng giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, nếu xét về lợng tuyệt đối thì nó vẫn tăng, với số lợng tiền tăng từ 960.343 triệu đồng năm 1999 lên tới 1.125.186 triệu đồng năm 2001.

Đối với tiền gửi doanh nghiệp, nó chiếm khoảng 30% trong tổng nguồn vốn huy động và xu hớng tăng đều qua các năm cả về số tơng đối và số tuyệt đối, tăng từ 389.890 triệu đồng (chiếm 28,6%) năm 1999 lên 643.216 triệu đồng (chiếm 35%) năm 2001. Chính sự tăng trởng với tốc độ cao của tiền gửi doang nghiệp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chỉ tăng về lợng tuyệt đối mà không tăng về lợng tơng đối cuả nguồn tiền gửi dân c.

Đối với nguồn phát hành công cụ nợ (chủ yếu là kỳ phiếu), do đặc điểm riêng của nguồn là chỉ đợc sử dụng khi hai nguồn huy động trên không đạt hiệu quả hoặc khi Ngân hàng cần một khối lợng vốn lớn có tính ổn định cao phục vụ cho các dự án đầu t dài hạn nên số d của nguồn có sự biến động mạnh qua các năm. Nếu nh năm 1999,lợng tiền thu đợc từ việc phát hành các công cụ nợ là 6.045 triệu đồng, chiếm 0,4% tổng nguồn vốn huy động, thì năm 2000, lợng tiền thu đợc từ hoạt động này là không có hay nói cách khác là Chi nhánh đã không sử dụng hình thức huy động vốn này trong năm. Nhng sang đến năm 2001, lợng tiền thu đợc từ phát hành công cụ nợ lại khá cao: 42.123 triệu đồng, chiếm 2,3% tổng khối lợng vốn huy động và tăng gấp 7 lần so với năm 1999.

Còn đối với nguồn huy động khác (ngoại tệ kinh doanh) và tiền gửi tổ chức tín dụng do không đem lại hiệu quả nên số d không những không tăng mà còn giảm một cách triệt để, từ 7.225 triệu đồng năm 1999 đến 0 triệu đồng năm 2000 và kéo sang cả năm 2001.

Nh vậy, có thể khẳng định quy mô nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong những năm qua tăng trởng tơng đối tốt và xu hớng là vẫn tiếp tục tăng trởng vững chắc trong thời gian tới. Tuy nhiên, sự tăng này diễn ra không đồng đều trong toàn bộ cơ cấu vốn. Có loại tăng nhiều và rất nhanh nh tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm nhng có loại lại không tăng mà còn giảm nh tiền gửi tổ chức tín dụng và vốn huy động khác. Nó phụ thuộc vào những nhân tố cấu thành cũng nh đặc điểm riêng của từng nguồn vốn huy động.

Để thu hút tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ dân c và các tổ chức kinh tế xã hội đang hoạt động trên địa bàn, Chi nhánh ngân hàng Công thơng khu vực II- Hai Bà Trng đã liên tục đa dạng hoá các hình thức nhận gửi tiền từ 1 đến 3 tháng, từ 6 đến 9 tháng và trên 1 năm, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng đến gửi tiền. Nhờ đó mà lợng tiền gửi vào luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng vốn đa dạng của Chi nhánh.

Bảng8: Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn

(Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001

Số d (%) Số d (%) Số d (%)

1.Không kỳ hạn 268.391 19,7 360.926 22,8 392.714 21,4 2.Ngắn hạn 795.796 58,4 695.794 44,1 805.623 43,8 3.Trung- dài hạn 299.316 21,9 522.216 33,1 639.188 34,8

Tổng 1.363.503 100 1.578.936 100 1.837.525 100

Nhìn vào bảng ta thấy, nguồn vốn ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Mặc dù về số tuyệt đối nguồn vốn này vẫn tăng, tăng theo xu hớng tăng trởng chung của toàn nguồn (tăng từ 795.796 triệu đồng lên 805.623 triệu đồng năm 2001), nhng về số tơng đối hay tỷ trọng của nguồn trong tổng nguồn vốn huy động lại có xu hớng giảm, từ 58,4% năm 1999 xuống còn 43,8% năm 2001, tốc độ giảm chậm và đang chững lại. Nguồn vốn không kỳ hạn tơng đối ổn định, giao động trong phạm vi 20% so với tổng nguồn. Với nguồn vốn trung và dài hạn, tốc độ tăng trởng có khá hơn (cả về số lợng tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng nguồn), từ năm 1999 đến năm 2001 tăng 339.872 triệu đồng- tỷ lệ tăng là 213,5%, từ chỗ chỉ chiếm 21,9% năm 1999 đã tăng lên 34,8% năm 2001 trong cơ cấu tổng nguồn.

Trong nguồn tiền gửi dân c, tiền gửi kỳ hạn ngắn và không kỳ hạn chiếm tỷ lệ không cao. Đó có thể là do tình hình thị trờng tiền tệ tơng đối ổn

định, và mức lãi suất tiền gửi trung - dài hạn mà Chi nhánh đa ra hấp dẫn hơn nhiều so với mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn và không kỳ hạn.

Nh vậy, mặc dù sự tăng trởng nguồn vốn cha phản ánh đợc hết bản chất hoạt động kinh doanh của Chi nhánh là có đạt hiệu quả hay không, song điều đó có thể cho thấy rằng tuy ra đời cha lâu so với các Ngân hàng thơng mại khác đóng trên cùng địa bàn nhng Chi nhánh Ngân hàng Công Thơng khu vực II- Hai Bà Trng đã từng bớc xâm nhập đợc vào thị trờng, tạo đợc uy tín với khách hàng, tạo vị thế vững chắc từng bớc phát

triển trong khai thác nguồn vốn, mở rộng đầu t và cho vay.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHCT – HBT (Trang 46 -51 )

×