Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank- An Giang giai đoan 2006-2008 (Trang 56)

Ngoài việc thực hiện tốt những giải pháp trên thì NH cần chú trọng vào những giải pháp nâng cao SDV. Cụ thể như sau:

Một là khi thực hiện quy trình cho vay, cán bộ tín dụng cần xem xét số lượng khách hàng có nhu cầu vay vốn, cơ cấu về quy mô địa bàn để nắm được nhu cầu vay vốn cũng như khả năng trả nợ của khách hàng.

Hai là Chi nhánh luôn tìm hiểu và theo dõi quá trình SXKD của hộ vay nhằm đánh giá đúng tiến độ thực hiện các phương án vay vốn, không nên xem việc thế chấp là yếu tố quyết định cho vay mà chủ yếu mục đích vay có mang lại hiệu quả thiết thực và có khả năng trả được nợ không.

Ba là đối với khách hàng truyền thống, vay trả đúng kỳ hạn, hoạt động SXKD hiệu quả thì NH nên có những chính sách ưu đãi giúp cho DN phấn đấu giảm chi phí.

Bốn là chi nhánh nên quan tâm khách hàng khi họ lâm vào tình trạng khó khăn, nếu được tạo điều kiện cho họ vượt qua cái khó để tiếp tục SXKD. Điều này giúp NH tạo được mối quan hệ lâu dài hơn, và giúp cho việc thu nợ cũng như xử lý nợ quá hạn sẽ dễ dàng hơn.

Năm là đào tạo đội ngũ cán bộ TD nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong việc thẩm định dự án cho vay. Biện pháp này nhằm đem lại sự an toàn, đảm bảo vốn vay của NH.

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong một nền kinh tế thị trường, LS là biến số rất nhạy cảm. Với tình hình LS tiền gửi tăng nhanh trong giai đoạn 2006- 2008 thì các NH luôn phải cạnh tranh về mức LS, chất lượng dịch vụ, sản phẩm để duy trì thu hút khách hàng,…Tất cả đều ảnh hưởng đến công tác HĐV và SDV.

Qua phân tích trên thì ta thấy rõ ràng LS huy động hay cho vay đều ảnh hưởng đến nghiệp vụ HĐV và SDV. LS càng tăng thì nguồn VHĐ càng tăng nhưng vẫn chưa phù hợp với việc tăng tổng nguồn vốn và chi phí trả lãi cao. Mặt khác DSCV, dư nợ cũng tăng qua các năm. Tuy nhiên, trong thuận lợi vẫn không tránh khỏi những khó khăn như tỷ lệ vòng vay chưa nhiều, tốc độ thu hồi nợ còn hạn chế không đồng đều nên ảnh hưởng đến nợ quá hạn tăng trong năm 2008. Có thể do một số nguyên nhân như:

+ Khách quan: do sự tác động của thị trường tiền tệ đã dẫn đến sự biến động về LS, số lượng NH và TCTD tăng (48 lên 53) nên thị phần đã có sự phân chia.

+ Chủ quan: khâu Marketing của NH chưa thực sự đạt hiệu quả.

Tóm lại, trong thời gian qua chi nhánh đã tích cực điều chỉnh LS theo sự biến động thị trường, đưa ra nhiều hình thức với nhiều LS ưu đãi, tăng thêm kỳ hạn tuần,..để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Mặt khác, chi nhánh cũng tăng cường quảng bá, tiếp thị, ưu đãi,…đến khách hàng để tạo uy tín thương hiệu trong địa bàn Tỉnh. Vậy trong thời gian tiếp theo chi nhánh cần phát huy mạnh hơn nữa để mạng lại lợi nhuận cao

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với Ngân hàng Nhà Nước

Kịp thời triển khai phương án quy hoạch tổng thể đô thị, tạo điều kiện cho NH an tâm trong công tác cho vay, có sự thẩm định đúng đắn hơn.

Có biện pháp tuyên truyền cho nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ trong giao dịch dân sự để thực hiện tốt các hợp đồng vay.

Cần có những chính sách bình đẳng cho các NH trong hoạt động kinh doanh vận động theo cơ chế thị trường.

5.2.2 Đối với Hội Sở

Hội sở cần quan tâm chỉ đạo kịp thời cho các chi nhánh khi thực hiện các quy định hoặc công văn mới ban hành.

Thường xuyên theo dõi hoạt động của các chi nhánh để hỗ trợ trong công tác, cấp thêm kinh phí xây dựng trụ sở hoặc ưu đãi lãi suất cung cấp vốn cho các chi nhánh.

Mở rộng và tăng thêm quyền hạn cho các chi nhánh khi quản lý điều hành hoạt động kinh doanh trong từng khu vực.

Xây dựng biểu lãi suất hấp dẫn, linh hoạt và phù hợp đối với mỗi chi nhánh trong từng khu vực.

5.2.3 Đối với Sacombank An Giang.

Nâng cao chất lượng dich vụ chuyên nghiệp hơn phù hợp với xu hướng mới, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.

Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo,… để tạo uy tín thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng. Phải có chương trình quảng cáo những sản phẩm mới của chi nhánh đến với khách hàng.

Cần có những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống và những khách hàng có tiền gửi tại Ngân Hàng.

Đa dạng hóa các phương thức huy động vốn và sử dụng vốn. Thực hiện đúng công văn ban hành của Hội Sở.

Tuyển chọn và sắp xếp các nhân viên phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi người.

5.3 Hạn chế

Do hạn chế về trách nhiệm pháp lý và năng lực thực hiện nên việc thu thập số liệu và phân tích còn tập trung vào VND chưa đi sâu vào đồng ngoại tệ. Mặt khác, các kiến nghị chỉ mang tính chất chủ quan.

Lê Văn Tề, Lê Đình Viên. 2003. “Tiền tệ và ngân hàng”. TP HCM. NXB Lao động- Xã Hội Lê Văn Tề, Nguyễn Thị Xuân Liễu. 2008. “Quản trị ngân hàng thương mại”. TP HCM. NXB

Thống kê

Nguyễn Văn Dờn. 2007. “Nghiệp vụ ngân hàng thương mại”. TP HCM. NXB Thống kê Tạp chí ngân hàng. Số 20. 07/2008

Tạp chí ngân hàng. Số 34. 12/2008

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. 2006. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2007 và phương hướng năm 2008”.

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. 2007. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008 và phương hướng năm 2009”.

NHNN Việt Nam- An Giang. 2006. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2007 và phương hướng năm 2008 tỉnh An Giang”.

NHNN Việt Nam- An Giang. 2007. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2008 và phương hướng năm 2009 tỉnh An Giang”.

NHTMCP Sài Gòn Thương Tín. 2006. “Báo cáo kết quả hoạt động năm 2007 và phương hướng năm 2008”.

Bùi Hồng Minh, 12/2006.“Quản trị rủi ro giảm chi phí huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập”, [trực tuyến]. Đọc từ

http://www.ueh.edu.vn/tcptkt/ptkt2006/thang12-06/buihongminh.htm ngày 05/05/2008 Nguyễn Hà, 18/02/2008.“Lãi suất tăng cao và hàng loạt tác động không mong đợi”, [trực

tuyến], GMT+7. Đọc từ:http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/02/769029 ngày 04/05/2008.

Nguyễn Thị Ngọc Hương.2006.Phân tích tác động của lãi suất đến tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân Hàng Mỹ Xuyên. Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân tài chính doanh nghiệp. Khoa Kinh Tế. Đại Hoạc An Giang.

Minh Dung, 05/06/2006.“Tài chính- Ngân hàng”, [trực tuyến], GMT+7. Đọc từ: http://www.sggp.org.vn/dichvu/2006/6/50185/ngày 04/05/2008.

TTXVN, 08/01/2007,“Lãi suất tiền gửi cao do cạnh tranh của các NH”, [trực tuyến]. Đọc từ: http://tintuc.ethitruong.com/Home/taichinh/dvtk/2007/01/13163.aspx ngày 05/05/2008. Châu Thị Nhãn.2007. Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông

Thôn Sóc Trăng. Luận văn tốt nghiệp cử nhân Tài Chính doanh nghiệp. Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh. Đại Hoạc Cần Thơ.

Tô Thị Như Nhàn.2008. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kế toán doanh nghiệp. Khoa Kinh Tế -Quản Trị Kinh Doanh. Đại Hoạc An Giang.

Một phần của tài liệu Tác động của lãi suất đến hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Sacombank- An Giang giai đoan 2006-2008 (Trang 56)