Để có thể hoàn thành tốt được các mục tiêu trên, để được phát triển bền vững và ổn định thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nhằm hoàn thành tốt mọi mặt của hoạt động tại chi nhánh.
- Về huy động
+ Tiếp tục thực hiện việc phân khúc khách hàng để có chính sách hợp lý- ưu đãi. + Tổ chức nhiều hội thảo về HĐV, kỹ năng chăm sóc khách hàng…để nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ GDV.
+ Tận dụng ưu thế về mạng lưới và các chương trình quảng bá để tạo lòng tin và thu hút khách hàng.
+ Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị, nhất là các công ty, DN để tranh thủ nguồn vốn LS thấp.
- Về tín dụng:
+ Cơ cấu lại danh mục cho vay theo dòng sản phẩm và phân tán rủi ro.
+ Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở ưu tiên khách hàng sử dụng nhiều SPDV và chọn lọc năng lực tài chính của khách hàng nhằm hạn chế tối đa phát sinh nợ quá hạn.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ và đột xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Tập trung rà soát, ngăn chặn và phân tích đánh giá lại toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, không để nợ quá hạn mới phát sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 0.5% tổng dư nợ.
- Về dịch vụ:
+ Tiếp tục giữ chân khách hàng cũ, tăng cường tiếp thị khách hàng mới về lĩnh vực gạo và thủy sản để mở rộng mảng thanh toán quốc tế nhằm tăng thu dịch vụ.
+ Tiếp tục phát huy ưu thế các SPDV có thế mạnh như chuyển tiền, bảo lãnh nội địa,…
+ Tăng cường nhân sự cho QHKH, hỗ trợ, GDV quỹ để xử lý nhanh giao dịch.
+ Ưu tiên xét duyệt tín dụng về LS cho các khách hàng có dùng nhiều SPDV của chi nhánh.
Chương 4
TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI SACOMBANK AN GIANG.