Đối với cho vay XK thủy sản

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng tài trợ xuất khẩu tại BIDV An Giang (Trang 30 - 31)

Tỷ trọng doanh thu XK của các doanh nghiệp XK thủy sản trên địa bàn chiếm trên 75% doanh thu hàng năm, với thị phần XK đa dạng phong phú : khoảng 40% EU, 30% Nga, 23% Châu Á, còn lại Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Úc, Trung Đông,… Vì vậy cuộc khủng hỏang kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đáng kểđến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một số hợp đồng đã ký bị hủy do phía bên nhập khẩu yêu cầu giảm giá, kéo dài thời hạn thanh toán và tăng cường khả năng kiểm soát kháng sinh… Đối với các hợp đồng mới thương thảo cũng gặp không ít khó khăn về giá cả, điều kiện thanh toán và khả năng thanh tóan của doanh nghiệp nhập khẩu. Riêng đối với thị trường Nga thì hoàn toàn không XK, thậm chí có doanh nghiệp bị hủy hợp đồng và trả hàng về.

Mặt khác, khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp XK trong nước cũng gặp nhiều bấp bênh như lúc thừa, lúc thiếu dẫn đến giá cả lên xuống không ổn định, ảnh hưởng không nhỏđến kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, khi khủng hoảng kinh tế, để giảm chi phí lãi vay hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang tập trung bán hàng tồn kho nên đã chủ động giảm công suất hoạt động chỉ còn khoảng 30-40%, họat động cầm chừng chờ thời cơ.

Xuất phát từ tình hình trên, theo chi nhánh đánh giá là tình hình hoạt động của các doanh nghiệp XK thủy sản trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn.

Các DNXK ngành thủy sản bịảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ lan rộng ra các nước, làm ngân hàng các nước thắt chặt tín dụng, hạn chế tối đa cho nhà nhập khẩu vay tiền. Bên cạnh đó, bức tranh về nền kinh tế bị suy thoái, ảm đạm làm cho người dân các nước nhập khẩu thủy sản thắt chặt chi tiêu, họđã giảm tiêu dùng các mặt hàng thủy sản và một số thực phẩm đông lạnh khác. Ngành thủy sản là ngành có lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần luôn thấp hơn các DNXK của An Giang trong năm 2008.

Bảng 5.5: Các chỉ số tài chính trung bình của các DNXK thủy sản VN 2007 2008

ROA 13,3% 3,8%

ROE 23,1% 7,5%

Lợi nhuận gộp 15,6% 14,8%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 7,2% 2,5% (Nguồn: VASEP)

Qua bảng trên ta thấy, các tỷ số biến động mạnh trong năm 2008, tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu giảm mạnh là do tác động của tình hình kinh tế thế giới, làm lợi nhuận xuất khẩu của các công ty, doanh nghiệp xuất khẩu bị giảm.

Bảng 5.6: Các chỉ số tài chính trung bình của các DNXK thủy sản AG Năm 2007 Năm 2008

ROA 16,3% 4,2%

ROE 22,8% 6,5%

Lợi nhuận gộp 16,5% 14,6%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần 10,3% 5,1% (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính của Nam Việt, Cửu Long, Việt An và Tuấn Anh).

Đây là chỉ số tài chính trung bình của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có quan hệ tín dụng với BIDV AG như: Nam Việt, Cửu Long, Việt An, Tuấn Anh. Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các công ty. Qua các bảng trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu lợi nhuận đều giảm mạnh so với năm trước.

Nguyên nhân là do doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm mạnh so với năm trước.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động mạnh đến lợi nhuận của các DNXK, đặc biệt là ngành thủy sản. Qua đó tác động là giảm lượng tín dụng tài trợ xuất khẩu tại BIDV AG.

Một phần của tài liệu Phân tích tín dụng tài trợ xuất khẩu tại BIDV An Giang (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)