Một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty.

Một phần của tài liệu BT203 Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH PTKT Hòa Việt (Trang 32 - 39)

và xác định kết quả bán hàng tại công ty.

* Thứ 1: Về hình thức ghi sổ

Để giảm bớt khối lượng ghi chép, quản lý, lưu trữ số liệu, Công ty nên đưa phần mềm kế toán vào sử dụng. Trước hết nên chuyển hình thức ghi sổ là nhật ký chung (Biểu mẫu 16) như vậy sẽ dễ dàng áp dụng phần mềm kế toán giúp công tác kế toán được nhanh gọn, tốn ít thời gian.

* Thứ 2: Về phương thức bán hàng

Hiện nay Công ty có những khách hàng lớn và quen thuộc, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên bên cạnh những chính sách giữ khách hàng, Công ty cần chú trọng tới những biện pháp nhằm tìm kiếm khách hàng mới với các thị trường tiềm năng khác. Công ty cũng nên áp dụng thêm phương thức bán hàng ký gửi hàng hoá. Phương pháp này giúp hàng xuất kho được nhiều hơn, làm giảm lượng hàng tồn kho của công ty. Giúp công ty đạt được doanh số cao.

- TK sử dụng: TK 157 "Hàng gửi đi bán "

- Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan: TK 111, TK 112, TK156, TK 632 …

- Trình tự ghi sổ:

+ Xuất kho hàng hóa gửi cho khách hàng, hoặc đại lý, kế toán ghi: Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 156(1) – Hàng hóa

+ Nếu doanh nghiệp mua hàng hóa gửi đi bán ngay không qua nhập kho, kế toán ghi:

Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331, 111, 112

+ Nếu hàng hóa gửi đi bán bị trả lại, Kế toán ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa

Có TK 157 - Hàng gửi đi bán + Khi hàng gửi bán đã bán, Kế toán ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 157 - Hàng gửi đi bán

Ví dụ: Cuối tháng 10 Công ty tồn kho 100 thùng bánh AFC. Ngày 7/11/2009 Công

ty xuất kho gửi bán 20 thùng bánh AFC, giá 120.000 đồng/ thùng cho doanh nghiệp Ánh Hùng.

Nợ TK 157: 2.400.000 đ

Có TK 156: 2.400.000 đ

* Thứ 3: Việc thực hiện chiết khấu thương mại

Công ty nên thực hiện chính sách chiết khấu thương mại cho những khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Để thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán và phản ánh chính xác doanh thu bán hàng khi phát sinh chiết khấu thương mại. Khi thực hiện chiết khấu thương mại thì sẽ thu hút khách hàng mua hàng với số lượng lớn, làm giảm hàng tồn kho, đem lại nhiều doanh thu cho Công ty và lợi nhuận cho khách hàng.

- TK Sử dụng: 521 Chiết khấu thương mại.

- Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số tài khoản khác liên quan như: TK111, TK 112, TK 131…

- Trình tự ghi sổ:

Nợ TK 521 - Chiết khấu thương mại Nợ TK 333(1)- Thuế GTGT

Có TK 111,112,131

- Cuối kỳ kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang TK 511. Kế toán ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ Có TK 521 - Chiết khấu thương mại

Ví dụ: Ngày 8/11/2009 Doanh nghiệp Phương Hoa mua 200 thùng sữa Izzi, tổng

giá thanh toán là 24.000.000 đồng,thanh toán bằng tiền mặt, thuế VAT 10%, tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Do mua với số lượng lớn khách hàng được hưởng chiết khấu 2% tổng số hàng. Kế toán hạch toán:

Nợ TK 521: 480.000 đ Nợ TK 333(1) 48.000 đ

Có TK 111 : 528.000 đ

Để phòng ngừa tổn thất do không đòi được các khoản phải thu và nhằm xác định giá trị thực của khoản tiền vốn nằm trong khâu thanh toán khi lập báo cáo tài chính cuối niên độ kế toán cũng như đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ, Công ty nên trích lập dự phòng cho các khoản thu khó đòi.

Kế toán sử dụng TK 139 “Dự phòng nợ phải thu khó đòi” để phản ánh việc lập và xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi vào cuối niên độ kế toán.

Căn cứ để ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi:

+ Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đó đòi nhiều lần nhưng không được.

+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách hàng đó lâm vào tình trạng phá sản, hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

Chỉ lập dự phũng nợ phải thu khó đòi đối với những khách hàng có hóa đơn chứng từ hợp lệ. Khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ cụ thể thất thu phù hợp, Công ty tính toán số dự phòng cần phải lập theo công thức sau:

Dự phòng phải thu khó

đòi cần lập =

Nợ phải thu

khó đòi x Số % có khả năng mất

Đối với khoản phải thu quá hạn thanh toán, mức lập dự phòng như sau: + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. Dự phòng và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi được ghi vào CPQLDN.

TK sử dụng: “TK 139- Dự phòng nợ phải thu khó đòi”, kết cấu nội dung: Bên nợ:

+ Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi + Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi

Bên có: Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi ghi vào CPQLDN Số dư có: Dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập hiện có. Phương pháp hạch toán:

+ Cuối niên độ kế toán, tính mức dự phòng nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi và lập Bảng kê dự phòng :

Nợ TK 642 – Chi phí QLDN

Cớ TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi

+ Cuối niên độ kế toán sau khi tính mức dự phòng nợ phải thu khó đòi cần lập, so sánh số dự phòng năm trước đó lập:

Nếu dự phòng năm nay cao hơn năm trước thì lập thêm dự phòng: Nợ TK 642- Chi phí QLDN

Có TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Nếu dự phòng năm nay thấp hơn năm trước thì hoàn nhập dự phòng: Nợ TK 139 - Dự phòng nợ phải thu khó đòi

Có TK 642 - Chi phí QLDN + Xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi được:

Nợ TK 139 – Dự phòng nợ phải thu khó đòi Nợ TK 642 - Chi phí QLDN

Có TK 131- Phải thu của khách hàng Đồng thời phải ghi Nợ TK 004- Nợ khó đòi đã xử lý

Ví dụ: Ở Công ty TNHH phát triển kinh tế Hòa Việt mỗi nhân viên bán hàng phải

có một khoản thế chấp với Công ty là 5.000.000 đ. Công ty có khoảng 15 nhân viên bán hàng vậy sẽ có một khoản tiền là 75.000.000 đ. Như vậy ta có thể lập dự phòng nợ phải thu khó đòi dựa trên khoản thế chấp này, ta ước tính vào khoảng 3% của khoản thế chấp trên là không thu được của khách hàng ta tiến hành lập:

Nợ TK 642: 2.250.000 đ

Có TK 139: 2.250.000 đ

ĐVT: đồng

Tên khách hàng khoản nợ Thời gian quá hạn Mức trích dự

phòng

Hà Dũng 1.000.000 3 tháng 300.000

Thoan Chinh 500.000 12 tháng 25.000

… … … …

KẾT LUẬN

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp nhà nước phải nỗ lực hơn nữa bằng chính năng lực của mình. Muốn đạt được điều này thì công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng càng phải được củng cố và hoàn thiện hơn nữa để công tác này thưc sự trở thành công cụ quản lý tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được điều đó công ty TNHH PTKT Hòa Việt đã rất chủ động, quan tâm tới khâu quản lý kinh doanh và XĐKQ bán hàng, trong đó phòng kế toán đó góp phần không nhỏ vào thành công chung của công ty. Trong thời gian tới, với quy mô kinh doanh càng mở rộng, em hy vọng rằng công tác tổ chức kế toán của công ty sẽ hoàn thiện hơn nữa để đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH PTKT Hòa Việt, được tìm hiểu về thực tế hoạt động kế toán tại Công ty, đặc biệt là kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức hữu ích bổ xung cho nền tảng lý thuyết được trang bị ở trường. Do hạn chế về mặt thời gian và sự hiểu biết nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, cũng như anh chị trong công ty để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin cảm ơn sự chỉ bảo, giúp đỡ của cô giáo CN Đặng Thị Hồng Thắm và ban lãnh đạo Công ty TNHH PTKT Hòa Việt đã tạo điều kiện cho

em trong quá trình thực tập và hoàn thiện luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày….tháng….năm 2010

Sinh Viên

Một phần của tài liệu BT203 Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH PTKT Hòa Việt (Trang 32 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w