Ngành nông nghiệp:

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 50 - 51)

Chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế khí hậu, đất đai, lao động của từng vùng, từng khu vực. Phải áp dụng nhanh khoa học và công nghệ vào sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học xây dựng đồng bộ các vùng sản xuất cây con, hàng hóa chủ lực gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ. Hình thành sự liên kết nông – công nghiệp – dịch vụ và thị trường tại địa bàn nông thôn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy được lợi thế, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống dịch vụ… đảm bảo hiệu quả và bền vững. Giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác sản xuất nông – lâm nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt từ 18 – 20 triệu đồng/ha vào năm 2010; 28 – 30 triệu đồng/ha vào năm 2015. Tập trung xây dựng địa bàn sản xuất: xây dựng nương, ruộng bậc thang, thâm canh nương cố định, sản xuất nông lâm kết hợp. Trước hết ưu tiên vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên môn hóa các trung tâm cụm xã. Sản xuất phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng kinh tế trang trại.

Tiếp tục phát triển cây lương thực hàng hóa có ưu thế của huyện (cây ngô) hướng tới tập trung thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, ổn định diện tích ngô toàn huyện 18.000 – 20.000 ha vào năm 2015.

Mở rộng diện tích cây công nghiệp chủ lực như: chè, dâu tằm, cây ăn quả, các loại cây công nghiệp ngắn ngày… đảm bảo vững chắc đủ nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Ưu tiên cho phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với nhiệm vụ sản xuất giống cây trồng chất lượng cao như: rau, hoa cao cấp, các loại giống cây ăn quả…

Về chăn nuôi, chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi bò sữa, bò thịt kiêm sữa, bò lai sind theo hướng phương thức chăn nuôi ở hộ gia đình, phát triển đàn gia súc, gia cầm đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài huyện, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa thủy sản theo hộ gia đình như: nuôi cá bằng lồng bè dọc sông suối, đánh bắt, thâm canh ở các ao hồ hướng phát triển là những loài có giá trị như chép, trôi, mè,…

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 50 - 51)