Thực trạng cơ cấu kinh tế theo vùng, khu vực kinh tế:

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 44 - 47)

Để phát triển kinh tế - xã hội, thì nhiều địa phương phải phân chia lãnh thổ của mình thành những vùng khác nhau. Việc tiến hành phân chia vùng, lãnh thổ có thể dựa trên những tiêu chí như: theo địa giới hành chính, theo địa hình, theo trình độ phát triển, theo tính chất và hình thức cư trú của dân cư. Theo đó, cơ cấu kinh tế theo vùng, khu vực kinh tế cũng được hiểu là cơ cấu theo không gian lãnh thổ không gian kinh tế.

Ở Mộc Châu do các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng khác nhau chi phối đã tạo ra sự khác biết cơ bản giữa các vùng. Chính vì vậy, đòi hỏi huyện Mộc Châu phải xây dựng được những cơ cấu kinh tế phù hợp, hợp lý cho từng vùng riêng biệt nhằm phát huy, khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng. Những yếu tố chủ yếu đề phân ra 3 vùng kinh tế của huyện Mộc Châu đó là:

- Yếu tố về điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu dẫn đến việc lựa chọn cây trồng vật nuôi là khác nhau.

- Nhóm yếu tố về cơ sở hạ tầng đường, điện, cơ sở chế biến đây là yếu tố quyết định cho việc phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa và đầu tư công nghiệp chế biến, phát triển thương mại – dịch vụ.

- Yếu tố an ninh Quốc phòng.

Từ những yếu tố trên huyện Mộc Châu đã phải chia ra làm 3 vùng kinh tế khác nhau để có mục tiêu nhiệm vụ giải pháp phù hợp cho mỗi vùng (trong mỗi vùng thì cơ cấu ngành kinh tế là khác nhau).

Vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6 và vùng phụ cận:

Đây là vùng kinh tế động lực của huyện và tỉnh Sơn la, có độ cao trung bình 1000m, diện tích là 96.090ha chiếm 46,6% diện tích toàn huyện, nhiệt độ bình quân là 180C, gồm có 18 xã với 21.320 hộ và 96.990 người. Đặc trưng cơ bản để hình thành vùng Quốc lộ 6 đó là tất cả các xã và trị trấn đều có Quốc lộ 6 đi qua đây là trục giao thông rất quan trọng cùng với đường nội bộ tương đối phát triển đã có tác dụng rõ rệt đối với việc hình thành cơ cấu sản xuất hàng hóa. Vùng Quốc lộ 6 là trung tâm kinh tế, chính trị của huyện Mộc Châu cách Thủ đô Hà Nội 190 km, có hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện nối với huyện Phù yên và sang nước bạn Lào tạo ra một sự giao lưu kinh tế, văn hóa có ưu thế hơn hẳn các vùng khác.

Với cơ cấu kinh tế được xác định là phát triển “Dịch vụ - Du lịch – Công nghiệp – Nông, lâm nghiệp”, theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với nhiệm vụ chính đó là:

- Tập trung phát triển cây công nghiệp cây chè, cây dâu tằm, cây ăn quả ôn đới, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hoa, cây cảnh; chăn nuôi bò sữa, bò lai sind, bò thịt địa phương, ong…

- Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch ngói, cát đá chất lượng cao…, cơ khí sửa chữa; tiếp tục xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến nông – lâm sản như chè xanh, chè Nhật, sữa, tinh bột, thức ăn gia súc, dệt lụa và một số nông lâm sản khác.

- Xây dựng phát triển hệ thống kinh tế thương mại dịch vụ, du lịch biến Mộc Châu thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng thu hút được đông đảo lượng khách tham quan.

Vùng kinh tế dọc Quốc lộ 6 phát huy mạnh mẽ vai trò động lực cho phát triển Kinh tế - Xã hội để thúc đẩy các vùng kinh tế khác của huyện cùng phát triển.

Vùng kinh tế ven Sông Đà:

Gồm 7 xã ven sông, có độ cao trung bình từ 150 – 500 m, với diện tích là 44.943ha thuộc vùng khí hậu nóng của huyện, có 6.500 hộ với 29.250 người. Cơ cấu kinh tế của vùng ven sông Đà được phát triển theo hướng: Lâm, Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ, du lịch. Với những nhiệm vụ và phương hướng sản xuất chính đó là:

- Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Đà: lấy trồng rừng kinh tế, nguyên liệu giấy tập trung là chính kết hợp trồng rừng phòng hộ và khoanh nuôi tái sinh; phấn đấu nâng cao độ che phủ của rừng năm 2010 đạt 55-60%. Thực hiện phương thức nông – lâm kết hợp, vừa trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế với trồng cây ăn quả.

- Tập trung thâm canh cây lương thực, ổn định sản xuất ngô hàng hóa, phát triển chăn nuôi đại gia súc, triển khai phương án phát triển và bảo vệ nguồn thủy sản lòng hồ gắn với công nghiệp chế biến và bảo quản. Khai thác khoáng sản than, bột tan.

- Tổ chức lại mạng lưới, khai thác có hiệu quả giao thông vận tải đường thủy vùng hồ sông Đà, phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch trên sông.

Vùng biên giới:

Vùng biên giới giáp với tỉnh Hủa Făn Lào gồm có 4 xã, tổng diện tích là 65.117ha với dân số là 69.260 người tương ứng với 4280 hộ, thuộc vùng khí hậu trung bình. Cơ cấu kinh tế của vùng biên giới được xác định là tập trung phát triển theo hướng Nông – lâm nghiệp – Du lịch, dịch vụ và công nghiệp

chế biến nông lâm sản. Phương hướng sản xuất chính của vùng là: bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng kinh tế, thâm canh ngô hàng hóa, chè San tuyết, phát triển đại gia súc: trâu, bò thịt; Thâm canh lúa nương, lúa ruộng bảo đảm an ninh lương thực; Phát triển du lịch dịch vụ vùng biên.

Biểu số 2.8: Một số chỉ tiêu chủ yếu của ba vùng kinh tế năm 2007

CHỈ TIÊU TÍNHĐV QL6 SÔNG ĐÀ BIÊN GIỚI

I – Tổng diện tích tự nhiên Ha 96.090 44.943 65.117

II- Giá trị tổng sản phẩm GDP Tỷ 524 135 68

- Ngành Nông lâm nghiệp Tỷ 190 65 35

- Công nghiệp Tỷ 194 37 18

- Thương mại Tỷ 140 33 15

III- Tỷ trọng GDP của từng

ngành trong từng khu vực % 100 100 100

- Ngành Nông lâm nghiệp % 36,3 48,1 51,5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công nghiệp % 37,0 27,4 26,5

- Thương mại % 26,7 24,4 22,1

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 44 - 47)