- Thị trường đầu vào:
2.2.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung đánh giá rủi ro
2.2.2.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trước vá sau khi cho vay vốn
Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về mở rộng sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng, rủi ro thì luôn tồn tại ở mọi lĩnh vực, do vậy mà không chủ đầu tư nào chịu bỏ toàn bộ vốn tự có của mình vào một dự án. Việc đi vay Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu về vốn và có sự phân tán rủi ro giúp ích cho hoạt động của dự án có hiệu quả hơn.
Các dự án đề xuất xin vay vốn Ngân hàng thường là các dự án lớn, có sự liên doanh, liên kết về vốn do vậy sự quản lý rủi ro từ các dự án này cũng phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư trước khi cho vay vốn, các cán bộ QHKH và cán bộ tín dụng cần phải có những đánh giá và công tác thẩm định phải thật chính xác.
Thẩm định dự án trước khi cho vay mà thực hiện tốt thì không những loại bỏ được những dự án không có tính khả thi mà còn phát hiện, ngăn chặn được phần nào rủi ro ẩn chứa trong dự án, ở khách hàng có quan hệ tín dụng không tốt, định giá được chính xác giá trị của Tài sản đảm bảo. Khi phát hiện và dự đoán đựoc những rủi ro có thể xảy ra, ngân hàng sẽ có các biện pháp quản lý và hạn chế những rủi ro đó có thể xảy ra.
Để nâng cao được chất lượng công tác thẩm định, các cán bộ tín dụng cần phải được tham gia các khoá huấn luyện về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và có khả năng thu thập thông tin, đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư. Ngoài ra, các cán bộ tín dụng phải được phân công tham gia thẩm định ở từng lĩnh vực để có sự chuyên môn, hiểu được sâu sát lĩnh vực của dự án do các dự án hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với những dự án lớn, Ngân hàng nên tạo mối quan hệ với khách hàng hoắc thuê tổ chức tư vấn độc lập để giúp cho công tác thẩm định của các cán bộ tín dụng được hiệu quả, dễ dàng thu thập thông tin và tiếp cận với dự án mà mình quản lý.
Việc phê duyệt tín dụng cũng rất quan trọng, do những nguyên nhân chủ quan cuả chính Ngân hàng, như việc cán bộ các cấp có sự tin tưởng nhau coi việc phê duyệt chỉ là hình thức, cấp trên bận không xem kĩ đã trình lên cấp trên phê duyệt...do vậy các cấp lãnh đạo cần có biện pháp quản lý và giám sát việc thực hiện của các cán bộ Ngân hàng nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra mà nguyên nhân lại chính do bản thân Ngân hàng, dễ dẫn đến rối loạn trong nội bộ.
Trong trường hợp đối với những khách hàng truyền thống, có quan hệ tín dụng lâu năm trước đó, do tin tưởng mà Ngân hàng thẩm định dự án qua loa, không có hiệu quả. Các Khách hàng cũng lợi dụng lòng tin mà đưa ra những dự án không khả thi, kém hiệu quả nhằm qua mắt Ngân hàng nhằm vay vốn để sử dụng với mục đích khác.
2.2.2.2. Nâng cao vai trò công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Hoạt động của Ngân hàng luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, nó xuất phát không chỉ từ các dự án vay vốn mà còn từ cơ chế chính sách, từ thị trường, Chủ đầu tư và chính bản thân Ngân hàng..do vậy việc nâng cao vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là rất quan trọng đối với sự an toàn và kảh năng phát triển của Ngân hàng trong mọi hoạt động. Xây dựng và thực hiện được một cơ chế kiểm soát nội bộ phù hợp và hiệu quả sẽ giúp cho ngân hàng phòng chống được các rủi ro một cách tốt nhất. Mục đích của công tác này là:
- Sử dụng các nguồn lực và quản lý các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng một cách hiệu quả.
- Phát hiện kịp thời những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh để có họach định và thực hiện các biện pháp để đối phó.
- Đảm bảo các quyết định và chế độ quản lý đã được Ngân hàng và cơ quan có thẩm quyền ban hành được thực hiện đúng thể thức và giám sát có hiệu quả và hợp lý.
- Đảm bảo tài sản và các thông tin là chính xác và không bị lạm dụng dẫn đến những sai lệch trong thông tin, có thể bị dò rỉ để sử dụng sai mục đích.
- Quá trình lập báo cáo cũng như việc phê duyệt của các cấp phải có sự giám sát chặt chẽ tránh tình trạng phê duyệt không chuẩn xác.
2.2.2.3. Mở rộng cho vay có TSĐB
Trong hoạt động cho vay dự án đầu tư thường sử dụng việc cho vay có tài sản đảm bảo nhằm hạn chế được phần nào rủi ro trong trường hợp dự án không hiệu quả, không có khả năng trả nợ. Vì vậy trước khi cho vay vốn, Ngân hàng ngoài công tác đánh giá về dự án và khách hàng thì còn phải đánh giá, thẩm định tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng khi dự án làm ăn không hiệu quả. Việc mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo là điều cần thiết nhằm hạn chế rủi ro và tạo cơ hội cho khách hàng đến vay vốn. Tuy nhiên, việc mở rộng này cũng nên có giới hạn nhất định vì việc phát mại tài sản đảm bảo đôi khi gặp nhiều khó khăn và cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Như đối với tài sản đảm bảo là bất động sản, ở thời điểm hiện tại, do nhu cầu về sử dụng đất nên giá nhà đất lên những cơn sốt ảo, đẩy giá trị của nó lên rất cao, nhưng có thể trong thời gian tới khu đất đó lại không còn được ưa chuộng nữa, giá sẽ giảm. Số lượng khoản vay để đầu tư vào nhà đất cũng gia tăng, khi giá giảm mạnh sẽ gây nhiều tổn thất cho Ngân hàng. Tài sản thế chấp thực chất chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phương án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro ngoài dự kiến và thực sự không đủ khả năng để trả nợ. Do vậy mà việc quá coi trọng Tài sản đảm bảo mà quên đi rằng khoản vay cần phải được trả bằng tiền tạo ra bởi hoạt động kinh doanh của dự án đó chứ không phải từ tiền bán tài sản đảm bảo.
Việc chấp nhận tài sản đảm bảo là bất động sản hay máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ thì định giá tài sản là rất khó khăn. Để việc đinh giá đúng giá trị cho tài sản đảm bảo, giúp cho Ngân hàng tránh được những rủi ro, tổn thất lớn thì cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp để thẩm định giá, có kinh nghiệm trong việc thu thập thông tin để đính giá tài sản được chính xác, có lợi cho Ngân hàng. Tuy nhiên để đào tạo được đội ngũ cán bộ đó là rất khó và tốn nhiều thời gian, do vậy nên lựa chon các tài sản đảm bảo nằm trong khả năng kiểm soát của ngân hàng, cho vay có tài sản đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép.
2.2.3.Giải pháp hoàn thiện trình độ công nghệ, hệ thống thông tin
2.2.3.1. Thường xuyên thu thập, cập nhật thông tin về khách hàng và dự án đầu tư
Ở bất cứ lĩnh vực nào, thông tin luôn là điều cần thiết giúp ta hiểu rõ về ngành
nghề và vấn đề mà ta cần quan tâm. Để có được những thông tin quan trọng và chính xác cần nhiều thời gian và có khi bỏ ra khoản chi phí không nhỏ để có được lượng thông tin như vậy. Với Ngân hàng thì những thông tin về chính sách, dự báo phát triển kinh tế, khách hàng và dự án đầu tư cùng lĩnh vực mà dự án đó tham gia có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rủi ro các hoạt động của Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng các dự án đầu tư. Các nguồn thông tin mà Ngân hàng có thể thu thập được từ nội bộ Ngân hàng hay từ các kênh thông tin bên ngoài.
Nguồn thông tin từ nội bộ Ngân hàng: Là nguồn thông tin từ các chi nhánh, bộ phận, phòng ban và toàn bộ hệ thống của Ngân hàng. Các thông tin về Khách hàng: năng lực pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, lịch sử quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng hay với Ngân hàng...dựa vào các thông tin đó mà các cán bộ QHKH/ Tín dụng có thể đánh giá tổng quan về khách hàng đó. Để việc thẩm định và đánh giá khách hàng được tiến hành một cách dễ dàng, hiệu qủa thì các cán bộ nên lưu trữ thông tin về khách hàng theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, theo thời gian kí kết hợp đồng, hạn mức vốn vay..có như vậy Ngân hàng dễ dàng quản lý khách hàng của mình, giúp cho việc quản lý rủi ro được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó thì Ngân hàng nên tạo lập một phòng ban có nhiệm vụ chuyên thu thập và xử lý thông tin
về khách hàng, dự án, chính sách vĩ mô cũng như các dự báo về phát triển kinh tế để cung cấp cho các cán bộ tín dụng/ QLRR khi cần.
Nguồn thông tin từ bên ngoài: là nguồn thông tin mà ngân hàng có thể thu thập được từ các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng, thông tin từ đại chúng, báo đài, internet..và trung tâm thông tin tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước (CIC). Với nguồn thông tin này Ngân hàng càng có thêm những căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng, dự án cũng như các vấn đề có liên quan.
2.2.3.2. Xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, đảm bảo thưòng xuyên xuyên suốt từ Hội sở đến Chi nhánh, các phòng ban.
Hệ thống công nghệ thông tin là rất quan trọng đối với công tác điều hành của ngân hàng, đem lại sự nhạnh chóng tiện lợi, đem lại những lợi ích cho Khách hàng cũng như ngân hàng. Với công nghệ thông tin hệ thống máy móc hiện đại tạo cho Khách hàng có cảm giác tin cậy, hài lòng khi những dịch vụ mà ngân hàng đem lại có chất lượng tốt, thời gian giao dịch rút ngắn, an toàn và bảo mật.
Không những phải thu thập thông tin mà Ngân hàng còn phải thực hiện việc xử lý, chọn lọc nhừng thông tin quan trọng từ nhừng nguồn đáng tin cậy, tránh việc lúng túng khi có quá nhiều luồng thông tin, gây nhiễu và khó khăn cho công tác thẩm định cũng như quản lý rủi ro. Dưới góc độ quản lý thì nhờ vào hệ thống công nghệ thông tin mà việc quản lý nộ bộ trong ngân hàng có sự chặt ché và hiệu quả hơn.
2.2.4.Giải pháp nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ
2.2.4.1. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cũng như đạo đưc nghề nghiệp của các cán bộ Ngân hàng
Trước bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, các ngân hàng ra đời đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế hiện đại. Các ngân hàng ra đời thu hút một nguồn nhân lực lớn trong xã hội, việc đào tạo và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực còn non trẻ này là điều thiết yếu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Trong công tác thẩm định một trong những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định là trình độ cán bộ, trình độ và năng lực cán bộ thẩm định có ảnh hưởng
trực tiếp đến công tác thẩm định dự án đầu tư. Để nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ thẩm định cần phải có sự nỗ lực của hai bên: Chi Nhánh và bản thân cán bộ thẩm định. Đội ngũ cán bộ thẩm định muốn thực hiện tốt công tác thẩm định phải thoả mãn những yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp.
+ Về trình độ: Cán bộ thẩm định phải có trình độ từ đại học trở lên, phải có kiến thức chuyên sâu về ngân hàng, tài chính doanh nghiệp, và các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực liên quan như về kinh tế thị trường, pháp luật, thuế...
+Về khả năng: Cán bộ thẩm định phải tính toán, phân tích được chỉ tiêu tài chính, áp dụng được phương pháp thẩm định nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó, phải có khả năng tổng hợp, đánh giá các thông tin một cách linh hoạt và nhạy bén.
+ Về kinh nghiệm: Cán bộ thẩm định phải trực tiếp tham gia thẩm định dự án, bên cạnh kinh nghiệm về thẩm định còn phải có kinh nghiệm về cáclĩnh vực liên quan tới dự án.
+ Về đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ thẩm định phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt, có bản lĩnh, tính cách trung thực và có trách nhiệm, tâm huyết với ngành.
2.2.4.2. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ Ngân hàng
Để có đội ngũ cán bộ giỏi, thoả mãn các yêu cầu đặt ra thì Chi nhánh và các cán bộ thẩm định cần phải tập trung vào các công tác sau:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn về chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thẩm định, các hội nghị tổng kết đánh giá để đúc kết kinh nghiệm.
+ Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các cán bộ thẩm định phải không ngừng nâng cao kiến thức về pháp luật, thị trường, ngoại ngữ, tin học...để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác thẩm định .
+ Chi nhánh nên bố trí những cán bộ có năng lực, trình độ và tinh thần trách nhiệm vào vị trí này.
+ Có chính sách ưu đãi khuyến khích về tinh thần và vật chất đối với những cán bộ thẩm định hoàn thành tốt công việc được giao. Thông qua đó nâng cao ý thức tự vươn lên của mỗi cán bộ thẩm định.
+ Đề cao tính sáng tạo, coi trọng những sáng kiến, đề xuất có giá trị của cán bộ thẩm định. Đưa những sáng kiến đó vào áp dụng trong thực tế và có hình thức khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ tinh thần.
+ Tuy nhiên, Chi nhánh cũng phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc như phạt hành chính, quy trách nhiệm vật chất cho những cán bộ thẩm định cố tình làm sai quy trình, chế độ thẩm định nhằm loại bỏ rủi ro đạo đức nghề nghiệp.
+ Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút những cán bộ giỏi về làm cho Chi nhánh hoặc làm cộng tác viên, cố vấn trong công tác thẩm định dự án đầu tư.