- Thị trường đầu vào:
2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình đánh giá rủi ro
2.2.1.1. Đổi mới cơ cấu quản trị rủi ro
Hoạt động tín dụng đặc biệt là cho vay các dự án đầu tư là hoạt động rất quan trọng đối với Ngân hàng. Rủi ro trong hoạt động này là rất lớn, có thể nói rủi ro là nguyên nhân gây ra khủng hoảng tài chính trên toàn ngành Ngân hàng. Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, nhiều ngân hàng vì lợi ích trước mắt mà đã có chính sách tín dụng . giải ngân dễ dàng, luôn chú trọng các dự án đầu tư sinh lời lớn. nhưng lại ẩn chứa rất nhiều rủi ro, xảy ra bất cứ lúc nào. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đã áp dụng mô hình TA2 để nâng cao chất lượng công tác thẩm định và quản lý rủi ro. Trong thời gian qua, Chi nhánh thực hiện đúng quy trình của mô hình đó đã đạt được nhiều kết quả to lớn, hoạt động quản lý rủi ro rất có hiệu quả, hạn chế tối đa được các rủi ro phát sinh trong suốt quá trình cho vay vốn dự án đầu tư. Tuy nhiên, không ít Ngân hàng đã chuyển sang áp dụng mô hình như vậy, để cạnh tranh và ngày càng nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tại Chi nhánh cũng như Hội sở chính, Ngân hàng không ngừng đổi mới cơ cấu quản lý sao cho hợp lý, phù hợp với các chính sách, cơ chể của ngân hàng sao cho thật hiệu quả. Ngân hàng nên chuyển tải chnhs sách quản lý rủi ro xuống tận cấp thực hiện, tích cực yêu cầu các nhân viên phải trở thành những nhà quản lý rủi ro, hiểu rõ dự quan tâm của Ngân hàng đối với rủi ro. Bên cạnh đó, tiến hành cải thiện kênh thông tin giữa các bộ phận của Chi nhánh, cũng như với bộ phận kiểm toán nội bộ.
Ngân hàng cũng nên áp dụng mô hình quản lý rủi rop hiện đại dựa trên 3 hàng phòng thủ: Các nhân viên từ các cơ sở của DN như một nền tảng, Bộ phận QLRR và Bộ phận kiểm soát nội bộ. Tập trung vào việc đưa ra những giả định định tính hơn về những rủi ro gắn liền với từng quyết định mang tính chiến lược. Do vậy các sản phẩm của Ngân hàng nên đơn giản, dễ hiểu để có những biện pháp định lượng và có xử lý đúng đắn các rủi ro phát sinh.
Để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất, cần có sự độc lập giữa các bộ phận, chính là việc phân tách công việc như trong mô hình TA2: chức năng cán bộ QHKH( tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, đàm phán, tiếp thị, lập báo cáo đề xuất tín dụng..), cán bộ QLRR( phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại các rủi ro..), Cán bộ tín dụng( xử lý hồ sơ, thẩm định khách hàng và dự án vay vốn, giám sát các khoản vay, thu nợ..)
2.2.1.2. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các DADT
Việc giám sát và kiểm tra các dự án đầu tư sau khi cho vay vốn là rất quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro. Có nhiều dự án sau khi được cấp vốn lại sử dụng sai mục đích, hoạt động không có hiệu quả do gặp quá nhiều khó khăn, rủi ro, thậm chí có dấu hiệu làm ăn phi pháp dẫn đến việc không có khả năng trả nợ, lừa đảo Ngân hàng. Vì vậy, tại Chị nhánh Ban lãnh đạo cần xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát được tất cả các dự án cho vay vốn, đặc biệt đối với những dự án lớn, có nguy cơ gặp nhiều rủi ro. Các cán bộ tín dụng thực hiện chức năng của mình là giám sát, quản lý các khoản vay, việc đi xuống tận nơi dự án hoạt động để tìm hiểu, thu thập thông tin là điều cần thiết. Nhận thấy sự quản lý và giám sát của Ngân hàng, các khách hàng cũng có ý thức hơn việc thực hiện đúng mục đích của khoản vay, cố gắng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh để trả nợ cho Ngân hàng, tạo uy tin lâu dài. Điều này cũng giúp ngăn chặn những rủi ro từ những dự án ngay từ khi đi vào hoạt động, những khách hàng làm ăn phi pháp.
2.2.1.3. Tư vấn cho các dự án trong quá trình phát triển
Các dự án đầu tư ẩn chứa rất nhiều rủi ro nhất là các dự án đầu tư xây dựng, trong quá trình lập dự án, thẩm định dự án...Chủ đầu tư cũng đã dự đoán và có các biện pháp giảm thiểu và quản lý rủi ro có thể xảy ra như: rủi ro về thị trường, rủi ro về cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, rủi ro vận hành.. nhưng rủi ro phát sinh liên tục và khó lường hết do vậy việc Ngân hàng tư vấncho khách hàng về các dự án là điều rất tốt cho cả Ngân hàng và khách hàng. Do Ngân hàng có nhiều hoạt động, tiếp xúc với nhiều khách hàng ở nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng có những khách hàng xin vay vốn có những dự án tương tự , việc nắm bắt được nhiều thông tin và kinh nghiệm
trong quá trình thẩm định các dự án đầu tư trước đó giúp cho Chủ đầu tư tham khảo về công nghệ, văn bảnpháp luật liên quan, các lĩnh vực kinh doanh có triển vọng trong thời gian tới. Ngân hàng không chỉ tư vấn cho Chủ đầu tư về dự án trước khi cho vay mà còn cả sau khi dự án đã đi vào hoạt động. Cùng với việc giám sát và kiểm tra quá trình hoạt động kinh doanh của dự án có hoạt động có hiệu quả và sử dụng vốn đúng mục đích hay không thì Ngân hàng khi phát hiện những dấu hiệu bất thừờng nên báo cho chủ đầu tư để có sự điều chỉnh, xử lý kịp thời. Điều này giúp cho Ngân hàng tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn, việc kiểm tra giám sát khoản vay có hiệu quả hơn. Khách hàng nhận được sự giúp đỡ của Ngân hàng thì cũng có sự tin tưỏng, tạo mối quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng hơn.