PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC PHÂN TÍCH TỔN THẤT

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Hà nội (Trang 41 - 44)

Tổn thất điện năng đòi hỏi có một phương pháp và nguyên tắc phân tích riêng để phát hiện đúng nguồn gốc tổn thất, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp để giảm tổn thất điện năng.

1.2 Phương pháp tính tổn thất

Tổn thất điện năng được biểu hiện dưới hai dạng số tuyệt đối và số tương đối. • Số tuyệt đối:điện năng tổn thất (Kwh)

Công thức tính: ∆ Att = Ađn – Atp Trong đó:

∆ Att : điện năng tổn thất- đây là phần điện năng bị tiêu hao trong quá trình truyền tải và phân phối điện.

Ađn : điện nhận đầu nguồn- là sản lượng điện mua vào.

Atp : điện thương phẩm – là lượng điện bán cho các hộ sử dụng thông qua hệ thống lưới phân phối.

∆Att, Ađn, Atp được tính theo đơn vị Kwh và có thể tính theo tháng, quý hoặc năm. Số tương đối0 : tỷ lệ tổn thất(%) Công thức tính : Ađn - Atp ∆Att% = --- * 100% Ađn

∆Att% - Điện năng tổn thất tính theo tỷ lệ % so với điện đầu nguồn.

2.2. Nguyên tắc phân tích tổn thất

Triển khai các hoạt động chống tổn thất điện năng, trong đó phân tích các dữ kiện tổn thất xảy ra trên hệ thống lưới điện là một bước quan trọng. Dựa trên các kết quả phân tích người ta sẽ đặt ra nhiệm vụ đối với hệ thống, tập trung sự chú ý cho việc củng cố các trang thiết bị và đầu tư phát triển trong việc hoàn thiện lưới điện hoặc trên các quan hệ tiêu thụ.

Đường dây tải điện nối giữa nhà máy và nơi tiêu thụ là rất phức tạp vì dòng điện liên tục thay đổi và việc đo lường dòng điện bị hạn chế bởi các trang thiết bị trên hệ thống có quá nhiều loại khác nhau và việc qui định đọc đồng hồ đo cũng khác nhau. Vì vậy, việc phân tích tổn thất rất khó làm hoàn hảo và giả thích tổn thất là một việc cực kỳ phức tạp.

Để phân tích tổn thất, cần chú ý các điểm sau đây:

• Điểm gửi, điểm cung cấp, điểm nhận, điểm phân phối và điểm bán là các điểm có thể đo điện năng bằng Kwh. Sự chênh lệnh giữa các điểm đo tương ứng với tổn thất điện năng giữa chúng.

• Xu hướng thay đổi của tỷ lệ tổn thất có thể xem xét trên hai yếu tố riêng biệt là tỷ lệ tổn thất kỹ thuật và tỷ lệ tổn thất thương mại. Tỷ lệ tổn thất kỹ thuật dựa trên tình trạng hoạt động của lưới điện còn tỷ lệ tổn thất thương maị dựa trên lượng điện năng tiêu thụ ( điện thương phẩm).

• Tổn thất điện năng là không thể tránh khỏi. Đặc biệt, tổn thất thương mại có quan hệ mật thiết với điểm mua và điểm bán điện.

- Điểm mua điện đo đếm điện năng đầu nguồn được tính bằng sản lượng điện đo đếm được ở các công tơ tổng, đặt tại các trạm biến áp và các điểm ranh giới mua điện của Tổng công ty.

- Điểm bán điện đo đếm điện năng thương phẩm. Điện năng thương phẩm có hai loại:

. Thương phẩm bán tổng bao gồm tất cả điện năng đã bán qua công tơ đặt tại trạm biến áp, tính bằng Kwh.

. Thương phẩm bán lẻ đến hộ sử dụng điện, bao gồm tất cả điện năng đã bán qua công tơ đặt tại hộ sử dụng điện.

Khi tỷ lệ tổn thất càng cao thì lợi ích kinh tế của việc giảm tổn thất càng lớn. Khi tỷ lệ tổn thất thấp thì hiệu quả kinh tế của việc giảm tổn thất là không đáng kể. Vì lý do này, việc tăng cường đầu tư cho các thiết bị để giảm tổn thất là có giới hạn. Do

vậy cũng cần phải tính toán xem lợi ích kinh tế do việc giảm tổn thất đem lại như thế nào thì có thể bù đắp được vốn đầu tư.

Đối với Công ty Điện lực thành phố Hà Nội hiện nay, khi tỷ lệ tổn thất còn gấp nhiều lần tổn thất kỹ thuật, tổn thất thương mại còn quá lớn thì thực hiện các biện pháp giảm tổn thất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác kinh doanh điện năng.

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Hà nội (Trang 41 - 44)