Về cơ chế tổ chức nhân sự

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo (Trang 44 - 47)

Y tế

2.2.3 Về cơ chế tổ chức nhân sự

Hiện nay việc thực hiện cơ chế nhân sự của các tổ chức sự nghiệp công vẫn mang tính chất hành chính hoá, cơ chế nhân sự khá cứng nhắc, không linh hoạt và không có tính cạnh tranh, do đó giáo viên chưa có động lực để tự nâng cao trình độ của ban thân mình trong công tác giảng dạy. Mà khi đó việc cung cấp các loại hình dịch vụ, thì con người mang tính chất quyết định đến chất lượng của dịch vụ, với cơ chế được quy định cứ nhắc trong các văn bản của nhà nước hiện nay, làm cho hoạt động của các cơ sở giáo dục sẽ không thể có hiệu quả được.

Theo quy định hiện hành tại Luật giáo dục(1998), Luật giáo dục (2005), Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các TCSN công; Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT; Quyết định số

153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Điều lệ trường đại học và mới đây là Nghị định sô 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, thì các trường có quyền tự chủ về nhân sự trường mình.

Thực tế quy đinh vẫn là quy đinh, mặc dù quy định là vậy, nhưng các trường vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng và sử dụng cán bộ của đơn vị mình. Các quy định trong các văn bản trên, chỉ dễ dàng hơn cho các trường trong việc tuyển dụng mới. Còn việc sử dụng cán bộ như bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc, chuyển công tác v.v. còn chịu ảnh hưởng của cấp trên tùy theo phân cấp quản lý. Các trường do phòng Giáo dục và đào tạo quản lý, khi có nhu cầu nhân sự đều lập kế hoạch biên chế hàng năm và trình phòng Giáo dục và đào tạo. Sau đó, phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ tập hợp và trình lên Sở Giáo dục và đào tạo. Các trường do Sở Giáo dục và đào tạo trực tiếp quản lý sẽ trình kế hoạch nhân sự trực tiếp lên Sở Giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở đó, Sở sẽ lập kế hoạch biên chế và tuyển giáo viên, trình UBND Tỉnh phê duyệt (thông qua Sở Nội vụ). Sau khi kế hoạch được thông qua, tỉnh sẽ thành lập Hội đồng tuyển chọn (thường do phó chủ tịch Tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng) để tổ chức các cuộc thi tuyển biên chế. Nhân sự được tuyển sẽ chuyển giao về cho các, các trường không được quyền lựa chọn người đáp ứng yêu cầu thực tế của trường và điều này làm giảm tính linh họat trong bố trí cán bộ khiến cho việc giảng dạy không được hiệu quả. Như vậy thực chất việc quản lý cán bộ, quản lý biên chế giáo viên ngành giáo dục của các cơ sở GD-ĐT công lập (từ trung học trở xuống) thuộc quyền của các UBND các cấp (tỉnh, huyện). Còn đối với các trường đại học thì có phần nào được quyền tự chủ cao hơn, tại điều 32 của Điều lệ các trường đại học, hiệu trưởng các trường đại học có quyền quyết định việc tiếp nhận (có thể thông qua tổ chức

thi tuyển), chuyển ngạch các chức danh từ giảng viên chính trở xuống, ký quyết định tuyển dụng, thôi việc và thuyên chuyển công tác giảng viên, cán bộ, nhân viên. Nhưng các chức danh cao hơn trong trường vẫn không thuộc quyền của hiệu trưởng.

Về sa thải nhân viên, mặc dù Luật lao động, Pháp lệnh Cán bộ-công chức đều có các điều khoản liên quan đến việc kết thúc hợp đồng lao động, thôi việc, kỷ luật đối với nhân viên, thực tế cho thấy, cũng như ở các lĩnh vực khác, thực hiện sa thải giáo viên ở các trường là rất khó khăn. Việc thiếu giáo viên có thể được bổ xung dễ dàng, tuy nhiên việc giải quyết vấn đề thừa giáo viên mới thực sự là vấn đề nan giải, để có quyết định kỷ luât một giáo viên ở địa phương phải qua nhiều thủ tục và trình lên cấp có thẩm quyền quyết định. Qua đây chúng ta có thể thấy, khi các trường không được chủ động trong nhân thì các trường khó có thể tiết kiệm được chi phí và nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt, hiên nay, khi khu vực tư nhân phát triển mạnh thì cơ chế quản lý hiện nay làm cho các trường công lập khó có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh của trường.

Bên cạnh đó, cơ chế quản lý, đánh giá và kiểm soát cán bộ vẫn còn nhiều bất cập. Hiện cơ chế đối với hiệu trưởng trách nhiệm không đi đôi với quyền hạn thì làm cho hiệu trưởng khó có khả năng hoàn thành nhiệm vụ “một cách thực chất”. Tất nhiên, khi đó để họ có thể tiếp tục được làm hiệu trưởng, họ sẽ hoàn thành nhiệm vụ “trên danh nghĩa”. Hiện cơ chế đánh giá và kiểm soát hiệu trưởng hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục trong khi đó các chỉ tiêu này hiện hiện chưa phù hợp. Mà khi đó lại gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, về thực chất là tăng quyền cho thủ trưởng của các cơ sở này. Cần phải có cơ chế đánh giá và kiểm soát lãnh đạo cơ quan tốt thì mới có thể có

những người lãnh đạo tốt, hiệu quả hoạt động của các tổ chức này phụ thuộc vào khả năng của người lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục & đào tạo (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w