Y tế
2.2.1 Một vài nét về thành tựu trong giáo dục – đào tạo ở Việt Nam
Trong những năm qua cùng với phát triển kinh tế mạnh mẽ, nền giáo dục Việt Nam ta đã đạt được nhiều kết quả khá ấn tượng. Tính đến năm 2005 tỷ lệ biết chữ ở thanh thiếu niên ở nước ta là 93,9%, tỷ lệ nhập học cấp tiểu học là 88%, tỷ lệ trẻ học hết lớp 5 là 87%, và tỷ lệ nhập học bậc trung học đạt 69% ( cụ thể xem thêm Bảng 2: Thành tựu của Việt Nam về đáp ứng dịch vụ phúc lợi tương ứng với MDG ). Hiện nay mạng lưới các trường phổ thông đã phủ hầu khắp cả nước, từ đồng bằng đến những vùng sâu, vùng xã trong cả nước đều đã có hệ thống các trườngphổ thông, trong năm học 2005-2006 cả nước có 27593 trường phổ thông trong đó hơn 50% là các trường tiểu học. Ở vùng đồng bằng hầu hết các xã đều có trường phổ thông cơ sở và ở tuyến huyện thì hầu hết các huyện có trường phổ thông trung học. Hầu hết ở các xã vùng sâu, vùng xa, hải đảo của đât nước cũng đã có trường tiểu học. Khi đó số lượng trường đại học và cao đẳng công lập trong cả nước ngày càng gia tăng, tỷ lệ tăng tuyệt đối từ 178 lên 299 trường từ năm 2000 –2006, từ năm 2000 – 2006 cả nước đã có thêm 121 trường đại học và cao đẳng, với mức tăng 68%. Hầu hết các địa phường đều có các trường đại học và cao đẳng. Tính đến năm 2006 cả nước có 269 trường trung học chuyên nghiệp (dạy nghề), tăng 16 trường so với năm 200013.(xem thêm sơ đồ 2)
Sơ đồ 2: Số lượng trường học các cấp trong hai năm 2000-2006
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 So truong 2000 2006 1. Mau giao 2. Giao duc pho thong cac cap
3. Giao duc Đai hoc- Cao đang
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cùng với sự gia tăng về số lượng các trường học ở các cấp bậc giáo dục thì trong những năm gần đây, số lượng học sinh và giáo viên trong cả nước đã tăng lên đáng kể so với những năm trước đây. Tuy vậy, mức tăng này ở các bậc học khác nhau cũng rất khá khác nhau, thậm chí có bậc học số học sinh giảm tuyệt đối. Nguyên nhân quan trọng nhất của vấn đề này chính là sự thay đổi về cơ cấu dân số theo độ tuổi trong thời gian qua. So sánh số liệu về số lượng học sinh và giáo viên trong ba năm học gần đây cũng có thể thấy rõ điều này và số liệu này được thể hiện trong Bảng 4 và Bảng 5.
Có thể thấy rằng, số học sinh đại học và cao đẳng ngày càng tăng, cụ thể năm 2000 có 0,8995 sinh viên lên 1,6662 triệu sinh viên năm 2006 với mức tăng 85,2%, như vậy có thể thấy rằng số thanh thiếu niên được tiếp cân giáo dục đại học và cao đẳng ngày càng gia tăng. Số học sinh trung học phổ thông cũng tăng từ 2,616 triệu năm học 2003-2004 lên 3,0752 triệu năm học 2006-2007 với mức tăng 17,6%, số học sinh trung học phổ thông có xu hướng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, số học sinh trung học cơ sở và tiểu học lại có
xu hướng giảm, cụ thể số học sinh trung học cơ sở năm học 2003-2004 là 6,612 triệu và đến năm học 2006-2007 giảm xuống còn 6,152, giảm tới 7,5%. Cấp tiểu học giảm tới 18,7% chỉ trong vòng ba năm này. Đối với cấp bậc đầu tiên của GD-ĐT là mẫu giáo thì số trẻ mẫu giáo cũng gia tăng đáng kể trong những năm qua, số học sinh mẫu giáo năm học 2003-2004 là 2,173 triệu lên 2,5243 năm học 2006-2007 tăng lên 351,3 nghìn trẻ, với tốc độ tằng 16,2%, còn trong giai đoạn từ năm 2000 đên năm 2006 với tốc độ tăng là 14,1%. (xem thêm Sơ đồ 3 và Bảng 4 dưới đây). Như vậy hầu hết ở các cấp bậc giáo dục số học sinh đều tăng, có thể thấy số người được tiếp cận với nền giáo dục trong những năm qua ngày càng tăng14
Sơ đồ 3: Số lượng học sinh mẫu giáo và các cấp học phổ thông trong các năm học gần đây 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Nam hoc 2003- 2004 Nam hoc 2005- 2006 Nam hoc 2006- 2007 Mau giao Tieu hoc THCS THPT Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 4: Số lượng học sinh và giáo viên trong những năm gần đây theo các bậc giáo dục Đơn vị: 1000 người Bậc giáo dục Năm học 2003- 2004 Năm học 2005- 2006 Năm học 2006- 2007 Số học sinh Số giáo viên Số học sinh Số giáo viên Số học sinh Số giáo viên Mẫu giáo 2173 106.7 2426.9 117.2 2524.3 122.9 Tiểu học 8346 366.2 7304 354.8 7029.4 349.5 THCS 6612 280,9 6371.3 310.2 6152 314.9 THPT 2616 98,7 2975.3 115.5 3075.2 125.2 Nguồn: Tổng c ục thống kê 2007
Số lượng giáo viên trong những năm qua cũng tăng đáng kế, trong năm 2000 số giáo viên phổ thông được ghi nhận là 0,6617 triệu người, tăng lên 0,7896 triệu người năm 2006, với tốc độ tăng trong giai đoạn này là 19,3%. Số giáo viên THPT tăng với tốc độ cao nhất, từ năm học 2003-2004 đến 2006-2007, số giáo viên trung học phổ thông tăng 26,8%, trong khi con số này đối với trung học cơ sở là 12,1%, ngược lại số giáo viên tiểu học lại giảm 4,6%. Còn số giáo viên mẫu giáo trong giai đoạn 2000-2006 tăng lên 19%. Tương tự, số giảng viên đại học và cao đẳng tăng 1,85 lần trong giai đoạn từ năm 2000-2006. Từ 32,3 nghìn giảng viên năm 2000 lên đến 53,4 nghìn năm 2006 với mức tăng 65,3%. Số liệu này chứng tỏ số cơ sở giáo dục, đào tạo và số cán bộ giảng dạy trực tiếp vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt là trong hệ đại học và cao đẳng.
Bảng 5: Kết quả so sánh giáo dục đào tạo các cấp ở Việt Nam
năm 2000- 2006
Các cấp học 2000 2006 Tăng trưởng
2006/2000 (%) Giáo dục - Đào tạo
1. Mẫu giáo
Số trường 8933 11582 29.7
Số giáo viên (nghìn người) 103,3 122,9 19
Số học sinh (nghìn HS) 2212 2524,3 14.1
2. Giáo dục phổ thông các cấp
Số trường 24692 27593 11.8
Số giáo viên (nghìn người) 661,7 789,6 19.3
Số học sinh (nghìn HS) 17776,1 16256,6 (-) 8.6
3. Giáo dục Đại học- Cao đẳng
Số trường 178 299 68
Số giáo viên (nghìn người) 32,3 53,4 65.3
Số học sinh (nghìn HS) 899,5 1666,2 85.2
Nguồn: Niên giám thống kê 2006. Tổng cục thống kế, 2007
Trước những năm 1986 đối với các tỉnh phía Bắc và từ 1975-1986 đối với các tỉnh phía Nam, thì các cơ sở GD-ĐT đều là công lập. Trong những năm vừa qua nhiều cải cách nền giáo dục nước nhà đã diễn ra, đặc biệt là Đảng và Nhà nước đã có chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa các tổ chức cung cấp dịch vụ GD-ĐT. Hiện nay, hệ thống các cơ sở trong GD-ĐT có 6 loại hình được nhà nước công nhận đó là: Trường công lập, trường bán công, trường dân lập, trường tư thục, trường liên kết-liên doanh với nước ngoài và trường nước ngoài (trường được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài). Hệ
thống các trường này về cơ bản đã và đang đáp ứng được khá tốt nhu cầu học tập và đào tạo ngày càng tăng của xã hội, không những tăng lên về mặt số lượng và phần nào đã tăng lên về mặt chất lượng.
Hiện nay số lượng các trường công lập trong những năm vừa qua vẫn chiếm phần lớn trong tổng số trường học và ngày càng tăng. Đối với bậc mẫu giáo, số lượng các cơ sở ngoài công lập phát triển khá nhanh. Đến năm học 2004-2005, cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập đã chiếm 65,52% tổng số cơ sở giáo dục mầm non. Khi đó ở các bậc giáo dục phổ thông, thì số lượng các trường công lập chiếm áp đảo. Xu hướng này tiếp tục trong năm học 2006-2007, đến năm 2010 số cơ sở ngoài công lập của cấp này sẽ chiếm 70% và được phản ánh cụ thể trong Bảng 6.
Bảng 6: Vai trò của khu vực ngoài nhà nước trong cung ứng dịch vụ giáo dục đào tạo Cấp học 1999- 2000 2004- 2005 2006- 2007 Mục tiêu cần đạt theo NQ 05 đến 2010 Mầm non
- % học sinh ngoài công lập. 53,25 58,24 57,3
- % cơ sở ngoài công lập. 60,89 65,52 70%
Tiểu học
- % Học sinh ngoài công lập - 0,37 0,54
- % cơ sở ngoài công lập. 0,57 0,52 0,61
THCS
- % Học sinh ngoài công lập - 1,8 1,41
- % Cơ sở ngoài công lập. 1,17 0,67 0,47
PTTH
- % Học sinh ngoài công lập - 30,14 30,6
- % Cơ sở ngoài công lập. 24,19 27,84 26,2 40%
Cao đẳng - Đại học
- % Học sinh ngoài công lập 12,73 13,49 12,9
- % Cơ sở ngoài công lập. 7,0 13,0 14,6 khoảng 40%
Nguồn: Số liệu năm học 1999-2000 và 2004-2005 từ Đề án qui hoạch xã hội hoá Giáo dục – đào tạo 2006-2010; Số liệu năm học 2006-2007 từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007.
Trong đó số trường ngoài công lập của các bậc học từ tiểu học chỉ chiếm chưa đến 1% trong năm học 2006-2007 (cụ thể chỉ chiếm 0,61%), tương ứng với 0,54% của tổng số học sinh ngoài công lập ở bậc học này. Khi đó ở cấp THCS (0,47%) tỷ lệ các trường ngoài công lập còn thấp hơn và có xu hướng ngày càng giảm trong những năm qua. Trong tổng số học sinh bậc trung học, các cơ sở ngoài công lập cũng chỉ chiếm 1,8%. Ở cấp trường trung học phổ thông thì số cơ sở ngoài công lập cao hơn so với các cấp giáo dục khác, cụ thể năm học 2006-2007 số cơ sở ngoài công lập chiếm 26,2%, số học sinh cấp này chiếm 30,6%. Ở cấp giáo dục đại học và cao đẳng số cơ sở các trường ngoài công lập cũng tăng đáng kể trong những năm qua, trong năm học 1999-2000 số cơ sở ngoài công lập của cấp này chỉ chiếm 7%, những đến năm học 2006-2007 đã tăng lên đến 14,6%. Số cơ sở ngoài công lập của cấp này đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1999-2006, xu hướng các trường ngoài công lập ở cấp này còn tăng, trong Đề án quy hoạch giáo dục 2006-2010 tại NQ05 thì đến năm 2010 số cơ sở ngoài công lập của cấp học này sẽ chiếm 40% số cơ sở đào tạo cùng cấp.
2.2.2 Cơ chế tổ chức bộ máy
Ở Việt Nam ta Nhà nước thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Khi đó Bộ giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, điều này được qui định tại điều 87 của Luật giáo dục được Quốc hội ban hành ngày 02/12/1998 và tại các Luật giáo dục 2005 sửa đổi. Bên cạnh đó các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan trực thuộc chính phủ cũng thực hiện chức năng nay nhung quản lý theo lĩnh vực chuyên môn của Bộ mình đối với một lĩnh vực đào tạo có liện quan đến ngành của mình quản lý. Bộ và các cơ quan ngang bộ này được qui định phải phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo để thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước trong giáo dục ở Việt Nam ta. Ở cấp
địa phương, thì UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo qui định của Chính phủ.
Bộ Giáo dục và đào tạo là cơ quan ban hành các qui chế tổ chức và điều lệ hoạt động cho các tổ chức giáo dục và các loại trường học từ giáo dục mầm non, đến giáo dục phổ thông, bậc trung học chuyên nghiệp, bậc đại học và sau đại học. Nhưng việc quản lý tổ chức và nhân sự của các cơ sở giáo dục công lập là do UBND các cấp và các bộ chủ quản (đối với các tổ chức sự nghiệp (TCSN) giáo dục của bộ) quản lý.
Tại địa phương, Sở GD-ĐT là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Uy ban nhân dân tỉnh và thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo (trừ đào tạo nghề) của địa phương. Sở giáo dục chịu sụ chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, hướng dẫn và kiểm tra, còn quản lý về tổ chức, biên chế và công tác khác chịu sự chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố. Tương tự, ở cấp huyện, phòng giáo dục là cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện và giúp cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD-ĐT. Phòng GD-ĐT chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD-ĐT ( Theo Thông tư liên tịch Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ số 21/2004/BGD&BNV ngày 23/07/2004 về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về GD-ĐTGD- ĐT ở địa phương).
Theo một số quy định hiện hành thì UBND là cấp chính quyền có chức năng và quyền hạn trong việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể hoặc đình chỉ hoạt động của các tổ chức giáo dục trên địa bàn. Cấp Tỉnh, UBND tỉnh là cấp quyết định các vấn đề này đối với các trường trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung học chuyên nghiệp thuộc tỉnh, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục
tỉnh.v.v.... Cấp huyện, UBND huyện là cấp có quyền hạn và trách nhiệm quản lý tổ chức từ giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn. Thực tế việc tổ chức, xây dựng và quản lý hoạt động của các nhà trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non thường được giao cho UBND cấp xã quản lý và thực hiện15.
Theo quy định thì Bộ giáo dục và đào tạo có chức năng quản lý nhà nước đối với các trường đại học và các trường đại học cũng chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường có trụ sở tại địa phương đó. Tại điều 8, Quyết định số 153/2000/QĐ-TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ trường đại học” quy định thì các trường đại học có quyền tự chủ hơn và được xây dựng qui chế về tổ chức và hoạt động của trường và trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Nhưng thực tế cấp giáo dục đại học Bộ GD-ĐT vẫn cầm hết quyền năng về mình để quy định chi tiết từng công việc của các trường, hiện Bộ Giáo dục và đào tạo qui định chương trình khung giáo dục đại học, nội dung, phương pháp sau đại học, tổ chức việc xét duyệt và biên soạn các giáo trình sử dụng chung cho các cơ sở đào tạo cao đẳng và đại học. Mặc dù theo qui định hiện hành các trường đại học có được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động đào tạo, tổ chức và nhân sự trong nội bộ trường, xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với ngành nghề được phép đào tạo. Tuy nhiên, qui hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường phải phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và qui hoạch mạng lưới các trường đại học của nhà nước, các chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy phải dựa trên cơ sở chương trình khung do Bộ GD-ĐT ban hành. Bộ cũng là
cơ quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ về mô hình tổ chức của các loại trường đại học, qui định thủ tục và quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể và đình chỉ hoạt động các trường đại học, cao đẳng..
Đối với việc tổ chức bộ máy của các TCSN trong giáo dục cũng có những nét tương đồng như qui định đối với các TCSN công khác. Tại điều Điều 49 của Luật giáo dục năm 1998 qui định hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường và do các cơ quan nhà nước có