TÓM TẮT NỘI DUNG

Một phần của tài liệu bài giảng kinh tế học vi mô (Trang 27 - 30)

Sự khan khiếm của các nguồn lực là các đặc trưng vốn có của thế giới kinh tế. Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu vô hạn và ngày càng tăng của con người. Kinh tế học giúp con người hiểu về cách giải quyết vấn đề khan hiếm đó trong cơ chế kinh tế khác nhau

Kinh tế học là môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng sử của từng thành viên tham gia vào nền kinh tế nói riêng

Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục đích sử dung khác nhau. Cơ chế này nhằm giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Các bộ phận hợp thành nền kinh tế là người ra quyết định bao gồm hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Các thành viên này tương tác với nhau theo các cơ chế phối hợp khác nhau. Mỗi thành viên có những mục tiêu và hạn chế của mình

Kinh tế học bao gồm hai bộ phận cơ bản là kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế đó là các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế tổng hợp của các nền kinh tế như các vấn đề tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp

TÓM TẮT NỘI DUNG

Kinh tế học chỉ cho chúng ta cách thức suy nghĩ về các vần đề phân bổ nguồn lực chứ không đảm bảo cho chúng ta các “câu trả lời đúng” vì kinh tế học nghiên cứu cả vấn đề chứng thực (positive) và vấn đề chuẩn tắc (normative).

Các giả thiết kinh tế được thành lập và kiểm chứng bằng thực nghiệm. Nếu các phép thử được lặp đi lặp lại đều cho kết quả thực nghiệm đúng như giả thiết thì giả thiết kinh tế được coi là lý thuyết kinh tế

Chi phí cơ hội được hiểu là giá trị của cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện một sự lựa chọn về kinh tế. Chi phí cơ hội luôn tuân theo quy luật: để thu thêm được một số lượng hàng hoá bằng nhau, xã hội ngày càng phải hi sinh ngày càng nhiều hàng hoá khác

Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPE) được hiểu là đường mô tả các kết hợp hàng hoá dịch vụ X và Y mà nền kinh tế có thể sản xuất với ràng buộc về các nguồn lựữc và công nghệ hiện tại. Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện sự khan hiếm của các nguồn lực và quy luật chi phí cơ hội tăng dần. Khi các ràng buộc nguồn lực và công nghệ thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường giới hạn khả năng sản xuất

TÓM TẮT NỘI DUNG

Phương pháp phân tích cận biên chỉ ra rằng các thành viên kinh tế sẽ lựa chọn tại mức mà lợi ich cận biên cân bằng với chi phí cận biên (MB=MC)

Doanh nghiệp là một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành theo một quá trình gồm nhiều bước. Nó bắt đầu từ khi doanh nghiệp nghiên cứu thị trường lựa chọn phương án sản xuất cho tới khi có được sản phẩm bán được trên thị trường

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khoảng thời gian cần thết để doanh nghiệp hoàn thành xong một quá trình kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu bài giảng kinh tế học vi mô (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(185 trang)