tại các KCN, KCX tại Việt Nam.
Để có thể giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân trong các KCN, KCX thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân địa phương. Tuy nhiên cũng cần thống nhất quan điểm về giải quyết nhà ở cho người lao động tại các KCN. Đó là khuyến khích xã hội hóa về nhà ở đồng thời thực hiện chính sách tạo điều kiện, khắc phục tư tưởng thả nổi cho thị trường tự điều tiết; cần huy động tham gia của nhiều thành phần, sự nỗ lực của bản thân người lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động, sự tạo điều kiện của Nhà nước và sự hỗ trợ của cộng đồng xã hội; giải quyết vấn đề nhà ở phải đồng thời với việc cải thiện chế độ tiền lương và thu nhập của người lao động. Trước hết cần tiến hành một loạt các giải pháp đối với từng chủ thể liên quan đến vấn đề này như sau:
Về phía các chủ doanh nghiệp tại các KCN, KCX và các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở.
Các doanh nghiệp nên kết hợp với Nhà nước về vấn đề nhà ở cho công nhân nói chung và nhà ở cho người lao động ngoại tỉnh nói riêng. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp nhận thấy rằng tình trạng không giải quyết được vấn đề nhà ở thì công nhân sẽ không gắn bó làm việc lâu dài tại nhà máy và trong tương lai các nhà máy trong KCN, KCX sẽ thiếu hụt lao động. Nhìn chung, năng lực tự bản thân của doanh nghiệp để xây dựng nhà ở cho công nhân đều không có khả năng, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước. Do vậy, doanh nghiệp cần thiết phải xem xét khả năng tài chính của mình và đưa ra những đề nghị hợp lý thì mới có thể thuyết phục được Nhà nước
trong việc hỗ trợ cho việc xây dựng nhà ở cho công nhân của doanh nghiệp mình.
Đối với những doanh nghiệp đang trong quá trình triển khai dự án hoặc mở rộng KCN, KCX, trong quá trình quy hoạch đất đai phục vụ cho việc xây dựng KCN, KCX cần thiết phải xem xét đến kế hoạch đất đai phục vụ cho việc xây dựng nhà ở cho người lao động một cách đồng bộ cả khu nhà ở và hạ tầng văn hóa xã hội.
Trong quá trình tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp nên ưu tiên đối với những lao động đang sinh sống trên địa bàn nơi xây dựng KCN, KCX của doanh nghiệp. Khi đó sự gia tăng lao động sẽ không kéo theo sự gia tăng về nhu cầu nhà ở vì những lao động này đã có chỗ ở cố định. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải tạo mối quan hệ với những hộ dân sinh sống quanh địa bàn hoạt động của KCN, KCX để họ có thể hỗ trợ trong việc tìm kiếm nhà ở cho công nhân của mình và quản lý một bộ phận công nhân đang sinh sống trong khu dân cư.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên có những chính sách hỗ trợ về tiền lương để tạo điều kiện cho lao động của mình trong quá trình tìm kiếm nơi ăn, chốn ở, đặc biệt là đối với những lao động nữ, lao động ở địa phương xa.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, không nên thay đổi mục đích sử dụng đất, lợi dụng chênh lệch giá đất đai trước và sau quy hoạch để thu lợi nhuận trước mắt. Các doanh nghiệp này phải thực hiện việc xây dựng nhà ở cho công nhân thuê đúng như mục đích ban đầu.
Về phía nhà nước.
Cần phải quán triệt quan điểm xuyên suôt của Đảng trong quá trình CNH-HĐH là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế
đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội” và để từng bước giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân ở các KCN, KCX.
Thứ nhất, phải thực hiện phát triển KCN theo hướng đô thị hóa, hình thành các khu đô thị, đồng thời bổ sung quy hoạch các khu dân cư gắn với các KCN hiện có và bảo đảm các điều kiện cần thiết để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội các khu dân cư này, trước mắt là cần ưu tiên phát triển nhà ở cho công nhân lao động. Đây là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, chính trị và xã hội sâu sắc, thể hiện đầy đủ quan điểm phát triển của Đảng được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 -2010 mà đại hội IX của Đảng đã thông qua.
Thứ hai, để hạn chế việc di dân từ nông thôn ra thành thị và KCN, nên hạn chế đến mức thấp nhất việc lấy đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa để phát triển KCN. Đối với những địa phương không còn quỹ đất nào khác ngoài đất nông nghiệp thì phải có kế hoạch phát triển nhanh hạ tầng KCN và quan trọng hơn là thu hút đầu tư tăng nhanh tỷ lệ huy động đất công nghiệp tạo điều kiện cung cấp việc làm cho người dân và con em họ. Đồng thời chính quyền địa phương cũng phải có những chính sách để phối hợp với doanh nghiệp trong việc tuyển dụng ưu tiên và đào tạo tay nghề cho lao động thuộc khu vực bị lấy đất làm KCN, đảm bảo thực hiện việc “ly nông bất ly hương”.
Thứ ba, là nhà nước cần nghiên cứu chính sách nhà ở thống nhất áp dụng cho người làm công ăn lương trong xã hội, trước hết là những người công nhân lao động tại các KCN, KCX. Phải coi chính sách nhà ở là chính sách an ninh xã hội. Nhà nước có cơ chế chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để khuyến khích các nhà đầu tư phát triển quỹ nhà chung cư cho thuê ngắn hạn hoặc dài hạn theo nhu cầu của người lao động với giá do Nhà
nước quy định cho từng loại hình và đối tượng đầu tư. Cần ưu tiên cho khu vực kinh tế tư nhân xây dựng các công trình xây dựng nhà ở cho công nhân của các KCN, có bảo đảm của nhà nước về việc giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai và các chính sách tài chính, ngân hàng, thu hồi vốn, lợi nhuận… bảo đảm cho các nhà đầu tư, có các biện pháp ưu tiên, ưu đãi phù hợp với từng thời kỳ, từng địa bàn đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân đầu tư vào công trình nhà ở cho công nhân KCN.
Thứ tư, Nhà nước nên hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách để huy động vốn phát triển nhà cho KCN, có thể huy động vốn ứng trước của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, sau đó trừ lùi vào các khỏan thuế phải nộp của doanh nghiệp; sử dụng một phần tiền phát hành trái phiếu đô thị; thực hiện việc người dân có đất nằm trong quy hoạch khu dân cư được góp vốn bằng đất và tài sản của họ nằm trên đất thay vì nhận tiền đền bù. Thực hiện chức năng này Nhà nước dành ngân sách trong kế hoạch hàng năm cho đầu tư xây dựng nhà ở cho quỹ nhà ở xã hội nói chung và người lao động ngoại tỉnh nói riêng dưới hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuât; miễn giảm thuế đền bù, giải phóng mặt bằng; trực tiếp đầu tư xây dựng nhà cho thuê thông qua công ty công ích quản lý loại nhà này.
Thứ năm, có những biện pháp thiết thực để hạn chế đầu cơ đất như một mặt chấm dứt việc chính quyền địa phương để các doanh nghiệp kinh doanh nhà đất thương lượng với dân lấy đất nông nghiệp để xây dựng khu dân cư trong khu đô thị đã được quy hoạch. Việc chuyển mục đích sử dụng đất là quyền của Nhà nước, không thể để doanh nghiệp tự làm. Mặt khác không cho phép các doanh nghiệp đã được thuê đất làm khu dân cư bán nền nhà mà chỉ bán nhà đã được xây dựng.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà cho thuế đối với cán bộ, công nhân lao động ngoại tỉnh như: miễn thuế xây dựng, thuế thu nhập từ tiền cho thuê nhà, cho vay vốn ưu đãi…
Ngoài ra, Nhà nước phải có chính sách ưu đãi thích hợp đối với doanh nghiệp sử dụng lao động tự bỏ vốn ra xây nhà cho người lao động của doanh nghiệp mình như giao đất không thu tiền, giao đất đã có cơ sở hạ tầng, miễn các khoản thuế…
Trong quá trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người ngoại tỉnh thuê Nhà nước nên ban hành tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu chẳng hạn 6 đến 10 m2 sàn trên người. Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn thuế nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh, thu hồi vốn đầu tư đối với doanh nghiệp sử dụng lao động tự đầu tư nhà ở cho công nhân và đảm bảo duy tu, bảo trì thu hồi vốn theo cấp nhà là vấn đề cần thiết và cần được quan tâm.