Những nguyên nhân của các thực trạng về nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam như trên.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

tại các KCN, KCX ở Việt Nam như trên.

Có thể nói thực trạng về nhà ở của công nhân tại các KCN, KCX hiện nay đang có tình trạng cung không đáp ứng đủ cầu cả về số lượng và chất lượng. Cung về nhà ở thì có hạn mà cầu thì ngày càng gia tăng mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các KCN, KCX. Có thể tựu chung lại thực trạng trên là do những nguyên nhân sau:

Các cơ chế chính sách của nhà nước còn chưa đồng bộ và chưa đầy đủ.

Xét ở tầm vĩ mô ta thấy, số lượng lao động trong các KCN, KCX tăng nhanh nhưng quy hoạch phát triển KCN chưa tính tới yêu cầu về chỗ ở của công nhân. Khi lập các dự án đầu tư xây dựng các KCN, KCX, các chủ dự án đầu tư hầu như không quan tâm đến việc xây dựng nhà ở cho công nhân. Cho đến khi tất cả đã xong xuôi, cơ sở hạ tầng đã hoàn thành thì vấn đề nhà ở cho công nhân mới trở nên bức xúc.

Thời gian qua chúng ta chưa có những chính sách đồng bộ về đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nhất là trong cơ chế thị trường không thể chỉ dựa vào vấn đề đầu tư từ ngân sách Nhà nước như thời bao cấp nhưng cũng không thể thả nổi cho doanh nghiệp và người công nhân

Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã có những tìm tòi, vận dụng nhưng hiện vẫn chưa có một cơ chế chính sách nào có thể vận dụng chung để giải quyết tương đối hiệu quả vấn đề nhà ở cho công nhân các KCN, KCX từ khía cạnh doanh nghiệp.

Sự quan tâm của các địa phương tới vấn đề phát triển nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam còn chưa đúng mức.

Đứng trên quan điểm về quản lý nhà nước, việc đặt vấn đề xây dựng nhà cho lao động trong các KCN, KCX phải là nhiệm vụ của cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh. Việc quy hoạch, hình thành, xây dựng và phát triển các KCN, KCX là do nhu cầu và đề xuất của các chính quyền cấp tỉnh. Tuy nhiên đến nay các cấp chính quyền địa phương còn chưa có những động thái cụ thể trong vấn đề này. Hiện nay, chỉ có những tỉnh, thành phố có mật độ KCN, KCX với số lao động lớn mới có những động thái cụ thể. Đồng thời từ phía các cơ quan Trung ương cũng chưa có được những giải pháp, những cơ chế đủ để giải quyết vấn đề này. Chẳng hạn, khi trình phê duyệt các quy hoạch KCN, KCX, hầu như luôn kèm những phương án phát triển những khu tái định cư, khu nhà ở cho công nhân. Bên cạnh đó, khi KCN, KCX được phê duyệt thì động thái tiếp theo của chính quyền cấp tỉnh về phát triển khu nhà ở cho công nhân hầu như không được triển khai.

Công tác quy hoạch còn nhiều bất cập.

Các KCN, KCX ở nước ta đã phát triển với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát triển của các đô thị. Việc đầu tư cho phát triển đô thị ít hơn phát triển công nghiệp, nhất là các hạ tầng khung cho đô thị có tiềm năng phát triển trong tương lai.

Quy hoạch đô thị và phát triển các KCN, KCX chưa nắm bắt kịp những xu thế mới của tiến trình đô thị hoá, CNH- HĐH và những lợi thế về mặt địa điểm đã dẫn đến những ý tưởng thiếu thực tế và vì vậy không đáp ứng được thực tiễn phát triển. Bên cạnh đó, tính cạnh tranh quyết liệt trong thu hút đầu tư đã dẫn tới tình trạng thiếu phối hợp giữa các địa phương và giữa các cấp các ngành trong các chính sách phát triển kinh tế nói chung cũng như trong

Cơ sở hạ tầng yếu kém.

Phát triển công nghiệp thường kéo theo gia tăng dân số cơ học tại các đô thị. Thực tế đó cũng đặt ra bài toán đối với các địa phương về khả năng đáp ứng được về cơ sở hạ tầng. Hiện nay hệ thống hạ tầng kĩ thuật chủ yếu là tập trung tại nơi có mật độ dân cư cao, khu vực trung tâm và các đô thị hay bên trong các KCN trung tâm. Nếu như cơ sở hạ tầng được xây dựng để phục vụ cho các KCN, KCX và các vấn đề xã hội khác thì cũng gặp phải những vấn đề khó khăn về ngân sách, hạn chế về công tác đền bù, giải tỏa, việc xây dựng hàng rào bên trong và hàng rào bên ngoài dự án cũng chưa thể kịp để đáp ứng tiến độ của dự án. Có nhiều nơi mạng lưới giao thông bên ngoài các KCN, KCX cụm công nghiệp chưa phát triển mạnh gây nên tình trạng khó khăn trở ngại cho việc liên hệ giữa các đô thị với các KCN và các vùng lân cận khác.

Có một xu hướng chung là hệ thống giao thông công cộng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, ngay cả ở những thành phố lớn thì tỷ lệ này cũng không phải là cao. Điều này khiến cho tình trạng ách tắc giao thông rất phổ biến, mặt khác đất dành cho xây dựng hệ thống giao thông mới đạt được 5% đất đô thị. Từ đó làm cho sự tiếp cận giao lưu giữa các hoạt động vui chơi giải trí, sinh hoạt, nghỉ ngơi, kinh doanh, sản xuất trong các KCN, KCX bị hạn chế một cách nghiêm trọng.

Ngoài hệ thống giao thông, thì việc cung cấp điện nước cho các đô thị, các KCN, KCX cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của công nhân. Việc cung cấp điện nước cho các khu đô thị, KCN, KCX hiện nay chưa có quy hoạch và kế hoạch khai thác cân đối và hợp lý, quá trình thực hiện còn nhiều chậm trễ đã ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các doanh nghiệp KCN, KCX cũng như khả năng thu hút đầu tư

vào KCN nói chung và lĩnh vực nhà ở cho công nhân tại các KCX, KCX nói riêng.

Nguồn vốn và quỹ đất dành cho xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam còn thiếu thốn.

Vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay đang lâm vào tình trạng khó khăn như trên không thể không nói đến một nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đầu tư xây dựng đó là nguồn vốn và quỹ đất dành cho xây dựng.

Xuất phát từ việc không có đủ cơ chế, chính sách chỉ đạo triển khai là việc hiện quỹ đất để có thể hình thành và xây dựng các khu nhà cho lao động các KCN đang thiếu thốn nhiều. Để có thể tạo ra các quỹ này thì công tác giải phóng mặt bằng phải được triển khai đồng bộ. Tuy nhiên khi đó vấn đề đặt ra sẽ là chi phí giải phóng mặt bằng sẽ rất cao vì khi KCN đã và đang trong giai đoạn hình thành thì sẽ kéo theo giá đất xung quanh các KCN, KCX bị đẩy lên rất cao. Có thể lấy một ví dụ như KCN Sông Công, hiện rất khó có thể tạo được quỹ đất để phục vụ cho lao động trong KCN. Hoặc như KCN Tân Bình, đất xung quanh hiện đã là đất đô thị nên quỹ đất để có được là cả một vấn đề khó khăn.

Về phía nhà nước nói chung và các địa phương nói riêng thì cơ chế chính sách không công bằng giữa những nhà đầu tư cho KCN, KCX và những nhà đầu tư cho khu dân cư. Trong khi đầu tư cho KCN, KCX được ưu tiên giải phóng mặt bằng thì nhiều địa phương lại gần như bỏ mặc nhà đầu tư cho xây dựng khu dân cư khiến cho họ phải đối mặt với những thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng rất nhiêu khê, phiền toái. Bên cạnh đó, thiếu vốn cũng là một nguyên nhân làm cho vấn đề nhà ở cho công nhân gặp khá

nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng cung cầu bất hợp lý như đã nêu trên. Thứ nhất, chúng ta chưa có chủ trương hình thành quỹ tài chính cho xây dựng nhà ở công nhân tại các KCN, KCX. Thứ hai, chúng ta vẫn coi như đặt chung vấn đề nhà ở cho lao động trong các KCN vào với vấn đề nhà ở xã hội, vì vậy không tạo được quỹ riêng cho vấn đề này. Thứ ba là chưa có một nguồn tài chính cơ sở nào từ những cơ quan hữu quan cho vấn đề này. Trong khi đó tất cả các chủ thể có liên quan đều cho rằng cần phải có một quỹ hỗ trợ cho vấn đề nhà ở công nhân này. Ba nguyên nhân trên chính là những nhân tố làm cho nguồn tài chính dành cho việc xây dựng nhà ở công nhân tại các KCN, KCX hiện nay rơi vào tình trạng thiếu thốn lớn.

Ông Võ Thanh Hùng, Trưởng BQL KCX-KCN Cần Thơ cho biết, khó khăn lớn nhất trong triển khai xây dựng nhà ở công nhân vẫn là mặt bằng. Bên cạnh đó, hiện chưa có chính sách ưu đãi đặt biệt cho dự án nhà ở công nhân, hỗ trợ công nhân mua nhà, nên khi kêu gọi đầu tư thì hầu như các nhà đầu tư đều bỏ chạy, vì dự án nhà ở công nhân kém sinh lợi và thu hồi vốn chậm.

Một phần của tài liệu Phát triển nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w