Thực trạng hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổng quan về marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế (Trang 37 - 39)

nay

Tình hình tài chính

Hiện nay,theo thống kê cho thấy số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng gia tăng, đạt trên 40 nghìn doanh nghiệp năm 2007. Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô về vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong những năm gần đây lại không cao, mới ở mức trung bình trên 2 tỷ đồng/doanh nghiệp. Điều này cho thấy rằng, quy mô về vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn quá nhỏ bé so với quy mô doanh nghiệp thông thường của các nước phát triển. Đặc điểm này đã gây nên rất nhiều bất lợi trong cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập hoàn toàn vào WTO. Do quy mô của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa phát triển nên đã kéo theo hiệu quả kinh doanh không cao. Do vậy,năm 2006 lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp vừa và nhỏ là 241 triệu đồng (khoảng 16.100 USD), thấp hơn nhiều so với mức lợi nhuận bình quân/ doanh nghiệp của cả nước (khoảng 1,141 tỷ đồng). Các tiêu chí về tỷ suất lợi nhuận/ vốn và lợi nhuận/ doanh thu cũng thấp, ở mức 3,2 tỷ đồng và 2,58 tỷ đồng so với các mức bình quân chung các doanh nghiệp cả nước là 4,86 tỷ đồng và 5,999 tỷ đồng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trung vào các ngành thương mại, sửa chữa động cơ, xe máy (chiếm 40,8% doanh nghiệp của cả nước), tiếp đến là các ngành chế biến (20,98%), xây dựng (13,25%) và các ngành còn lại như kinh doanh tài sản, tư vấn, khách sạn, nhà hàng (25,34%). Theo quy định của WTO, khi Việt Nam gia nhập WTO phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân

phối nước ngoài, do vậy với quy mô lớn,và mạng lưới phân phối toàn cầu lại có tính chuyên nghiệp cao thì các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn,và đe doạ tới sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại của Việt Nam.

Một thực trạng phổ biến trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu, khoảng 16-21 năm trong ngành điện tử, 21 năm đối với ngành cơ khí, 71% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của Việt Nam chỉ ở mức 6-7% so với 22% của thế giới. Công nghệ lạc hậu làm tăng chi phí tiêu hao 1,56 lần so với định mức tiêu chuẩn của thế giới. Thực trạng này, dẫn đến tăng chi phí đầu vào cao lên khoảng từ 30 - 50% so với các nước ASEAN, đồng thời ,dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm, giá thành cao và năng suất thấp. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam rất yếu kém trong tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Một phần, do chất lượng nguồn nhân lực thấp đồng thời hạn chế về trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ của giám đốc và đội ngũ quản lý doanh nghiệp.Hơn nữa là do đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có phương tiện kỹ thuật nên chưa theo kịp diễn biến của thị trường. Theo thống kê năm 2007, có khoảng 70% doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, xấp xỉ 50,9% doanh nghiệp khó khăn về thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp khó khăn về một số lĩnh vực khác như mặt bằng sản xuất (41,2%), chí phí sản xuất (27,3%), chính sách thuế (25.8%), thiếu thông tin ( 20,6%), đào tạo nguồn nhân lực(17,9%) …. Hiện nay, chỉ có khoảng 8,1% doanh nghiệp có được công nghệ sản xuất tiên tiến, chiếm 50,1% công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng là trung bình, còn 42,1% còn lại là yếu kém sử dụng công nghệ lạc hậu. Xét năng lực ở nhiều địa phương cho thấy rằng còn hạn chế, nhất là năng lực cạnh tranh chưa cao, và chưa chú trọng đầu tư vào sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực xây dựng và thương mại. Hiện tại, vẫn chưa có kế hoạch và chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp của Việt Nam chưa thực sự nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định về bảo hiểm xã hội và trợ cấp cho nhân viên làm cho nhân viên không tin tưởng vào chính sách của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp

không thu hút được nhân viên có trình độ kỹ thuật cao. Điều này sẽ đặt ra rất khó

Một phần của tài liệu Tổng quan về marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w