Bài học marketing xuất khẩu của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Tổng quan về marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế (Trang 31 - 32)

1.3.1.Hàn Quốc

Cho tới thời điểm hiên nay, chưa có một thương hiệu nào của Trung Quốc được lọt trong top 100 thương hiệu toàn cầu được Interbrand và Business Week bình chọn. Các thương hiệu mà người tiêu dùng thường biết đến như Coca Cola, Microsoft, Louis Vuitton và Toyota vẫn đứng đầu trong danh sách này. Trong khi đó, những thương hiệu như Samsung, LG và Hyundai của Hàn Quốc gần đây đã thay nhau xuất xuất hiện trong danh sách này với tần xuất cao và với thứ hạng ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình . Để đạt được kết quả đó , Hàn Quốc đã có và trải qua cả một quá trình. Trong thời kỳ đầu, các công ty đã xem nhãn hàng là tên của sản phẩm. Với Hàn Quốc, các công ty luôn đăng ký trước hàng trăm tên tốt để đón đầu trong cuộc cạnh tranh. Tuy nhiên, nhãn thì không chỉ đơn thuần là “cái tên”. Và giờ đây, người ta hiểu rằng điều này không làm nên thương hiệu.

Trong thời kỳ tiếp các doanh nghiệp đã bắt đầu ý thức được vị trí của thương hiệu và bản sắc riêng của từng doanh nghiệp. Đó là khi các công ty chú trọng tới hình dáng cũng như ý nghĩa của nhãn...

Giai đoạn cuối cùng là có chiến lược marketing xuất khẩu như thế nào để thế giới biết đến và đón nhận thương hiệu của các doanh nghiệp mình. Giá trị của thương hiệu đồng nghĩa với uy tín của tập đoàn, đồng nghĩa với lợi nhuận mà nó mang lại. Một thực tế cho thấy trong một thời gian dài các thương hiệu của Hàn Quốc thường chỉ xếp cuối trong các bảng xếp hạng. Các công ty bị ảnh hưởng rất lớn bởi định kiến của thị trường thế giới về sản phẩm xuất xứ Hàn Quốc. Rất nhiều khách hàng thường coi sản phẩm Made in Korea là hàng sản xuất đại trà và chất lượng thấp. Do vậy, Hàn Quốc đã tìm mọi cách để khách hàng thay đổi định kiến trên. Một trong những biện pháp đó là maketting. Tại cảng Victoria, khu quảng cáo đắt tiền ở Hong Kong, nơi những thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đều được trưng cả ngày lẫn đêm, trong một thời gian dài, Motorola và Samsung đã độc chiếm hai "mảnh đất" ở đây. Trong khi

đó, tại nơi quảng cáo đắt giá nhất thế giới là quảng trường Thời đại (Times square) ở thành phố New York, những tấm biển của Samsung và LG cũng đã liên tục xuất hiện.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc luôn hiểu rằng quản lý thương hiệu là một công việc không dễ dàng.Một thực tế cho thấy một tập đoàn có khi phải mất cả đời để xây dựng thành công một thương hiệu nhưng hủy hoại nó chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn.Trên thế giới luôn có những nhãn tập đoàn mới vươn lên sẵn sàng thay thế vị trí của những thương hiệu lâu năm. Do vậy, những thương hiệu đã có chỗ đứng phải có biện pháp để làm mới mình.Có thể thấy rằng các doanh nghiệp của Hàn Quốc để đạt được nhưng kết quả như ngày nay họ đã có những chiến lược marketing xuất khẩu rất thành công.Đồng thời họ đã hiểu rõ được tầm quan trọng của marketing xuất khẩu, do đó các thương hiệu hàng hóa của Hàn Quốc ngày nay đã chiếm được thị phần trong thị trường thế giới cao.

Một phần của tài liệu Tổng quan về marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w