Vào thập kỉ 70 với sự phát triển thần kì của mình nước Nhật đã trở thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong đó, nhờ một phần quan trọng là Nhật Bản đặc biệt quan tâm đến phát triển các DNV&N. Chương trình "hiện đại hoá" các DNV&N trở thành một nhiệm vụ và Nhật Bản đã có hàng loạt các chính sách về nhiều mặt được ban hành. Nội dung chương trình "hiện đại hoá" các DNV&N chủ yếu tập trung vào bốn lĩnh vực:
- Xúc tiến hiện đại hoá DNV&N.
- Hiện đại hoá các thể chế quản lý DNV&N. - Các hoạt động tư vấn DNV&N.
- Các giải pháp tài chính cho DNV&N.
Trong đó dành một sự chú ý đặc biệt đối với sự hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNV&N tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản
xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp, khả năng bảo đảm tiền vay thấp...
Các biện pháp hỗ trợ này đã được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính tín dụng công cộng phục vụ DNV&N. Hệ thống này giúp các DNV&N tiếp cận đươc với nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tín dụng. Ngoài ra còn có ba tổ chức tài chính công cộng là Công ti tài chính DNV&N, Công ty tài chính nhân dân và Ngân hàng Shoko Chukin do chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNV&N đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động để sản xuất kinh doanh.