Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh NK của Cty XNK xi măng (Trang 58 - 60)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH NHẬP

5. Phân tích hệ thống chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động kinh

5.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó là yếu một trong những yếu tố quan trọng quyết định hoạt động kinh doanh của mỗi công ty. Trong đó hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đề được các doanh nghiệp thương mại quan tâm. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động các nhà quản trị có thể thấy rõ được hoạt động kinh doanh của công ty từ đó có thể vạch ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và sử dụng vốn một cách tiết kiệm. Dưới đây là bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu qua các năm của công ty xuất nhập khẩu xi măng.

Bảng 2.6: hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu qua các năm

STT Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Giá trị Giá trị tăng (%)Tốc độ Giá trị tăng (%)Tốc độ

1 Tổng DT 449.614.278 484.342.145 7,72 348.856.031 -27,97 2 Tổng LN 2.753.231 1.524.071 -44,64 1.766.012 15,87 3 VLĐBQ 148.064.646 210.009.248 41,84 151.876.824 -27,68 4 Sức sản xuất của VLĐ 3,04 2,31 -24,05 2,3 -0,4

5 Sức sinh lợi của VLĐ

0,018 0,007 -60,97 0,012 60,23

6 Số vòng quay của VLĐ

3,04 2,31 -24,05 2,3 -0,4

7 Thời gian quay

vòng 118,55 156,09 31,67 156,73 0,41

Nguồn: Báo cáo tài chính

Sức sản xuất của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng

vốn lưu động bỏ vào kinh doanh thì sản xuất ra bao nhiêu đồng doanh thu. Theo bảng số liệu trên ta thấy, sức sản xuất của vốn lưu động qua các năm giảm. Năm 2003 cứ một đồng vốn lưu động sản xuất ra 3,04 đồng doanh thu. Đến năm 2004 tuy vốn lưu động tăng lên là 210009278000 VND nhưng sức sản xuất của vốn lưu động chỉ là 2,31 tức là giảm 24,05% so với năm 2003. Năm 2005 vốn lưu động bỏ ra ít hơn và doanh thu đem lại cũng ít hơn đồng thời sức sản xuất của vốn lưu động là 2,3 giảm 0,4% so với năm 2004. Vậy công ty đã sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả qua các năm.

Tuy nhiên xem xét sức sản xuất vốn lưu động của công ty chưa thấy hết được hiệu quả sử dụng vốn của công ty mà cần thiết phải đi đnáh giá hiệu quả sử dụng vốn qua chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn;

Sức sinh lợi của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng

quát ta thấy sức sinh lợi của vốn lưu động không ổn định. Năm 2004 sức sinh lợi của vốn lưu động giảm mạnh nhưng đến năm 2005 lại tăng nhưng chưa vượt qua được mức của năm 2003.

Năm 2003 cứ một đồng vốn lưu động bỏ vào kinh doanh thì thu được 0,018 đồng lợi nhuận nhưng đến năm 2004 con số đấy lại giảm đáng kể xuống còn 0,007 tức là giảm 60,97%. Năm 2005 sức sinh lợi của vốn lưu động lại tăng lên là 0,012 tức là tăng 60,23%. Tuy không bằng với mức năm 2003 nhưng đây là tốc độ tăng khá lớn ít doanh nghiệp nào có được. Nó thể hiện sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

Số vòng quay của vốn lưu động: số vòng quay càng lớn thì công ty

hoạt động càng có hiệu quả. Năm 2003 số vòng quay là lớn nhất đạt 3,04 vòng nhưng đến năm 2004, 2005 thì số vòng quay giảm xuống còn 2,31 và 2,3 điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chưa được cải thiện đáng kể, chưa tiết kiệm được vốn.

Thời gian quay vòng của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết số

ngày vốn lưu động quay một vòng. Thời gian quay vòng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng qua các năm do số vòng quay của vốn lưu động giảm do đó làm tăng số ngày chu chuyển của vốn lưu động. Chính nguyên nhân này làm cho lợi nhuận của công ty giảm.

Qua những phân tích về hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty qua các năm chưa hiệu quả, các chỉ tiêu hiệu quả còn ở mức thấp và không ổn định. Do vậy công ty cần phải có những biện pháp nhằm khác phục những nhược điểm trên để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh NK của Cty XNK xi măng (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w