Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây (Trang 28 - 34)

Để tạo điều kiện phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, NHCT Thanh Xuân đã sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm có: một giám đốc, ba phó giám đốc và chín phòng nghiệp vụ. Đó là các phòng: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề, phòng kế toán giao dịch, phòng thanh toán xuất nhập khẩu, phòng tiền tệ kho quỹ, phòng tổ chức hành chính, phòng thông tin điện toán và phòng tổng hợp.

Hiện nay, NHCT Thanh Xuân có 220 nhân viên (tính đến hết ngày 1/3/2009) với trình độ trên 90% là đại học trở lên. Cơ cấu tổ chức của NHCT Thanh Xuân được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng công thương Thanh Xuân

Nguồn: Báo cáo tổng hợp ngân hàng công thương Thanh Xuân năm 2008

G IÁ M Đ Ố C PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P.Tổng hợp Xử lý nợ có vấn đề Lao động tiền lương P.Tiền tệ- kho quỹ P.Kế toán giao dịch P.TT xuất nhập khẩu P.Thông tin điện toán Hành chính P.KH cá nhân Quản lý rủi ro và nợ có vấn đề KH DN vừa và nhỏ KH Doanh nghiệp lớn P. Hành chính tổng hợp P. Quản rủi ro và nợ vấn đề P. Khách Hàng Doanh Nghiệp

2.1.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp

a, Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các Doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương VN (NHCT VN); trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

b, Nhiệm vụ:

- Khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng là các Doanh nghiệp.

- Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN: Tín dụng, đầu tư, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu, thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử….; làm đầu mối bán các sản phẩm dịch vụ của NHCT VN đến khác hàng là doanh nghiệp lớn. Nghiên cứu đưa ra các đề xuất về cải tiến sản phẩm dịch vụ hiện có, cung cấp những sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho khách hàng là doanh nghiệp.

- Thẩm định, xác định, quản lý các giới hạn tín dụng cho các khách hàng có nhu cầu giao dịch về tín dụng và tài trợ thương mại, trình cáp có thẩm quyền theo quy định của NHCT VN.

- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng và xử lý giao dịch: Nhận và xử lý đề nghị vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác; Thẩm định khách hàng, dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền và quy định của ngân hàng công thương Việt Nam; Đưa ra các đề xuất chấp thuận, từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong và sau khi cấp các khoản tín dụng, phối hợp với

các phòng ban thu hồi gốc, lãi và phí đầy đủ kịp thời, đúng hạn; Theo dõi quản lý các khoản cho vay bắt buộc, tìm biện pháp thu hồi các khoản cho vay này.

- Quản lý các khoản tín dụng đã được cấp, quản lý tài sản bảo đảm theo quy định của NHCT VN.

- Thực hiện nhiệm vụ thành viên Hội đồng tín dụng, hội đồng miễn giảm lãi, Hội đồng xử lý rủi ro.

- Cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin của khách hàng cho Phòng /tổ quản lý rủi ro để thẩm định độc lập và tái thẩm định theo quy định của chi nhánh và NHCT VN.

- Cập nhật, phân tích thường xuyên hoạt động kinh tế, khả năng tài chính của khách hàng đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động tín dụng.

- Thực hiện chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có nhu cầu quan hệ giao dịch và đang có quan hệ giao dịch tín dụng với Chi nhánh.

- Phản ánh kịp thời những vấn đề vướng mắc cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp trình Giám đốc chi nhánh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị với cấp trên giải quyết.

- Lưu trữ hồ sơ số liệu, làm báo cáo theo quy định hiện hành.

- Tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ của phòng. - Làm công tác khác khi được Giám đốc giao.

2.1.2.1. Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề.

a, Chức năng:

Phòng quản lý Nợ có vấn đề - Rủi ro có nhiệm vụ quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề( Bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); Quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ

gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của Chi nhánh, Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động Ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN.

b, Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu chủ trương, chính sách, luật pháp, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của các ngành và NHCT VN có liên quan đến hoạt động Ngân hàng và kế hoạch phát triển theo vùng kinh tế, ngành kinh tế tại địa phương, các văn bản về hoạt động Ngân hàng… chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý rủi ro của NHCT VN và thực trạng tín dụng tại Chi nhánh trong từng thời kỳ để:

+ Theo dõi, quản lý các khoản nợ có vấn đề, các khoản nợ quá hạn (gốc, lãi), các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Thực hiện các biện pháp, chế tài tín dụng và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ này.

+ Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng ngành nghề, khu vực kinh tế phù hợp với năng lực quản trị rủi ro của Chi nhánh và tình hình phát triển kinh tế địa phương.

+ Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.

+ Đề xuất các biện pháp xử lý đối với các loại tài sản đảm bảo nợ vay có vấn đề phù hợp với qui định của pháp luật tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

- Đề xuất phương án trình các cấp, các ngành có liên quan hỗ trợ Chi nhánh trong việc xử lý thu hồi các khoản nợ có vấn đề vượt phạm vi, khả năng xử lý của Chi nhánh. Hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của NHCT VN trình

cấp có thẩm quyền cho xử lý các khoản nợ tồn đọng(Nếu có) theo yêu cầu của NHCT VN.

- Thực hiện thẩm định độc lập(Theo cấp độ quy định của NHCT VN hoặc theo yêu cầu của Giám đôc chi nhánh, hội đồng tín dụng chi nhánh) hoặc tái thẩm định: Đối với các khách hàng lần đầu tiên quan hệ vay vốn Giám đốc sẽ có quy định cụ thể. Đối với các tài khoản vay theo quy định của Tổng giám đốc phải thẩm định rủi ro hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu:

+ Thẩm định, xác định giới hạn tín dụng, các khoản cấp tín dụng cho khách hàng có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh và trình cấp có thẩm quyền qui định.

+ Thẩm định các khoản vay, dự án vay vốn, các khoản bảo lãnh cấp tín dụng khác có độ phức tạp hoặc có giá trị lớn theo các qui định của ngân hàng công thương Việt Nam trong từng thời kỳ hoặc theo yêu cầu của giám đốc Chi nhánh hoặc của HĐTD chi nhánh.

+ Thẩm định đánh giá rủi ro đối với đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của giám đốc Chi nhánh, HĐTD cơ sở.

- Tái thẩm định đánh giá rủi ro đối với các khoản ảo lãnh, khoản cấp tín dụng khác hoặc đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo yêu cầu của giám đốc Chi nhánh hoặc HĐTD Chi nhánh.

- Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo quy định hiện hành. Phân tích thực trạng chất lượng dư nợ của Chi nhánh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của NHCT Việt Nam.

- Chấm điểm xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh đối với những khách hàng có dư nợ gia hạn 20-30% trở nên trên tổng dư nợ của doanh nghiệp.

- Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ tín dụng, giám sát thực hiệc các khoản cấp tín dụng và nhập dữ liệu đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại chi nhánh

- Kiểm tra việc hoàn thiện hồ sơ của các nghiệp vụ về tài trợ thương mại, chuyển tiền ngoại tệ mua bán nợ theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh hoặc NHCT VN.

- Nghiên cứu các danh mục tài sản đảm bảo tiền vay, cảnh báo rủi ro trong việc nhận TSBĐ.

- Tổng hợp, thống kê, lưu trữ tài liệu, số liệu liên quan đến các khoản nợ có vấn đề và các khoản tài sản bảo đảm tồn đọng. Làm các báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của giám đốc Chi nhánh và ngân hàng công thương Việt Nam.

- Cung cấp thông tin liên quan đến nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro cho các phòng liên quan chi nhánh và trụ sở chính của ngân hàng công thương Việt Nam khi có yêu cầu.

- Làm đầu mối liên hệ với trung tâm tín dụng ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong việc cung cấp và khai thác sử dụng thông tin tín dụng theo qui định của ngân hàng Nhà nước.

- Lưu trữ hồ sơ số liệu, lập báo cáo theo qui định hiện hành và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh và Ngân hàng công thương Việt Nam.

- Tổ chức học tập và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bọ của phòng.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w