Lựa chọn, tìm kiếm nguồn tài trợ vốn phù hợp, cơ cấu vốn hợp lý

Một phần của tài liệu Một số giải phÁp hoàn thiện công tác quản lý tài chánh ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam (Trang 89 - 98)

II. KIẾN NGHỊ

2. Một số kiến nghị với côngty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ

2.3. Lựa chọn, tìm kiếm nguồn tài trợ vốn phù hợp, cơ cấu vốn hợp lý

tăng cường sử dụng vốn có hiệu quả.

Công ty không nên chỉ tập trung vào nguồn vốn ngắn hạn như thời gian vừa qua, mà cần phải tăng cường tìm kiếm - khai thác các nguồn tài trợ vốn

trung và dài hạn. Bởi vì các khoản vay ngắn hạn phải chịu chi phí cao và thường xuyên phải chịu sức ép thanh toán.

Các nguồn huy động bổ sung vốn trong nền kinh tế bao gồm rất nhiều: nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung, vay ngân hàng, vay các đối tượng khác, liên doanh liên kết …Việc lựa chọn nguồn vốn nào rất quan trọng và cần phải dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu công ty muốn đầu tư chiều sâu hay mở rộng thì trước hết cần huy động nguồn vốn công ty tự bổ sung từ lợi nhuận để lại, từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, phần còn lại vay tín dụng nhà nước, vay ngân hàng, thu hút vốn liên doanh liên kết…Nếu công ty muốn bổ sung vốn lưu động thì trước hết công ty cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng, lợi nhuận chưa phân phối, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn trả, phần còn lại vay ngân hàng hoặc vay các đối tượng khác.

Để xây dựng được chính sách huy động vốn hợp lý, tránh tình trạng lúc thì thiếu vốn, khi lại thừa vốn thì công ty cần phải xác định chính xác nhu cầu vốn trong từng giai đoạn. Nếu nguồn vốn huy động được, không đủ để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ làm giảm doanh thu của công ty và còn không đáp ứng được yêu cầu của các hợp đồng hàng hoá. Còn nếu nguồn vốn huy động được mà lại chưa đưa vào sử dụng thì nó sẽ gây nên một khoản chi phí tài chính cho công ty như trả lãi suất hoặc sự trượt giá của đồng tiền.

Cùng với nguồn vốn huy động được công ty cần phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý để có thể tránh tình trạng rủi ro thanh toán do khách hàng mua chịu, và cũng để tránh dồn nợ quá nhiều gây thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Do vậy, việc thu hồi nợ phải được tiến hành thường xuyên, có chính sách bán chịu hợp lý.

kinh doanh để hiệu quả sử dụng vốn cao nhất, đảm bảo doanh lợi cho công ty, tăng nguồn thu nhập cho nhà đầu tư, cho cán bộ nhân viên, đồng thời đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung như quản lý sản xuất, quản lý bán hàng, quản lý kỹ thuật công nghệ…nhưng chỉ có quản lý tài chính mới có tính tổng hợp cao nhất. Nắm được quản lý tài chính thì mới có thể nắm bắt được trọng tâm của quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, người ta nhận thấy rằng quản lý tài chính là một trong những khâu khó nhất của quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn. Mà đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn và sản xuất với quy mô vừa và nhỏ, hàm lượng chất xám trong sản phẩm thấp, đo đó không nâng cao được năng lực cạnh tranh trong sản phẩm. Bởi vậy, để tồn tại và đứng vững trên thị trường trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp phải tìm cách huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, tức là phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính.

Với đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam” em đã làm rõ những nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp, thực trạng công tác quản lý tài chính ở công ty . Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng của công ty cùng cới sự hướng dẫn của thầy giáo em đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp để hoàn thiện công tác quản lý tàu chính ở công ty Phương Nam.

Do thời gian thực tập hạn hẹp và trình độ, chuyên môn còn hạn chế nên bài chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy PGS.TS Phan Kim Chiến và các thầy cô trong khoa, cũng như các cô, các anh chị ở công ty thực tập, để em có thể nhận thức rõ hơn bản chất của vấn đề, để bài chuyên đề tốt nghiệp của em có thể hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Thế Hiển - Quản trị tài chính công ty,lý thuyết và ứng dụng - NXB Thống kê - Năm 2001,Hà Nội.

2. Josette Peyrard - Phân tích tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm 2004,Hà Nội.

3. Josette Peyrard - Quản lý tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm 1994,Hà Nội.

4. Khoa khoa học quản lý,trường ĐH Kinh tế Quốc Dân HN - Giáo trình khoa học quản lý tập 2- PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà,PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền - NXB Khoa hoạc và kỹ thuật - Năm 2002,Hà Nội.

5. Khoa Ngân Hàng Tài Chính,ĐH Kinh Tế Quốc Dân - Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - PGS.TS Lưu Thị Hương - NXB Thống Kê - Năm 2005,Hà Nội.

6. Ngô Mạnh Hùng - 36 tiết về tài chính cho các nhà quản lý - NXB Thống kê - Năm 1998,Hà Nội.

7. Nguyễn Hải Sản - Quản trị tài chính doanh nghiệp - NXB Thống kê - Năm 1996,Hà Nội.

8. Nguyễn Năng Phúc,Nghiêm Văn Lợi,Nguyễn Ngọc Quang - Phân tích tài chính công ty cổ phần - NXB Thống Kê - Năm 2002,Hà Nội.

9. Nguyễn Thanh Liêm - Quản trị tài chính - NXB Thống kê - Năm 2007,Hà Nội

10.Trường Cán bộ thanh tra Nhà nước - Kiểm tra tài chính trong các doanh nghiệp - NXB Chính trị Quốc Gia - Năm 1996,Hà Nội.

11.Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - Lý thuyết Tài chính tièn tệ - GS.TS Dương Thị Bình Minh,TS Sử Đình Thành - NXB Thống Kê - Năm 2005,Hà Nội.

12. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý - Quản lý tài chính doanh nghiệp – NXB Lao Động- Xã Hội – năm 2008, Hà Nội.

Các trang web:

http://www.kienthuctaichinh.com http://www.mof.gov.vn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...3

I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...

1. Tài chính doanh nghiệp...3

1.1. Khái niệm ...3

1.2. Bản chất của tài chính doanh nghiệp...3

2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp...6

2.1. Tổ chức huy động chu chuyển vốn, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục...6

2.2. Chức năng phân phối thu nhập của tài chính doanh nghiệp...7

2.3. Chức năng giám đốc (kiểm soát) đối với hoạt động sản xuất kinh doanh...7

3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp...8

II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...

1.Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp...11

2. Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp...11

3.Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp...13

4. Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp...15

5. Nội dung cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp...16

5.1. Hoạch định tài chính...16

5.1.1. Vai trò của hoạch định tài chính...16

5.1.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính...17

5.1.3. Phương pháp lập kế hoạch tài chính...18

5.2. Kiểm tra tài chính...19

5.2.1. Đặc điểm của kiểm tra tài chính...19

5.2.2. Nguyên tắc kiểm tra tài chính...19

5.2.3.Nội dung và phương pháp kiểm tra tài chính...20

5.3. Quản lý vốn...20

5.3.1. Quản lý vốn lưu động...20

5.3.2. Quản lý vốn cố định ( Vốn đầu tư dài hạn)...22

5.3.3. Quản lý vốn đầu tư tài chính...22

5.4. Phân tích tài chính doanh nghiệp...22

5.4.1. Ý nghĩa của phân tích tài chính...23

5.4.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp...23

5.4.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính...24

5.5. Các quyết định đầu tư tài chính...30

6. Bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp...31

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ...33

TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ ...33

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM...33

I. GIỚI THIỆU CHUNG VÊ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM...

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty...33

2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty...34

3. Cơ cấu tổ chức của công ty...36

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM...

1.Quá trình hoạch định tài chính của công ty...39

2. Công tác kiểm tra tài chính...41

3. Quản lý vốn ...42 3.1. Quản lý vốn lưu động...42 3.1.1. Quản lý vốn tiền mặt...43 3.1.2.Quản lý công nợ...45 3.1.3. Quản lý hàng tồn kho...45 3.2. Quản lý vốn cố định...46

3.3.Quản lý vốn đầu tư tài chính...47

4. Phân tích quá trình quản lý tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam...47

4.1. Tài liệu phân tích...47

4.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty...51

4.3. Phân tích các thông số tài chính...56

5. Quyết định đầu tư tài chính...65

6. Bộ máy quản lý tài chính của công ty...67

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM...

1.Về việc thực hiện mục tiêu...69

2. Những kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục...70

2.1. Những kết quả đạt được...70

2.2. Những hạn chế cần phải khắc phục và nguyên nhân...71

CHƯƠNG III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM...73

I.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM.

...

1. Củng cố các mối quan hệ tài chính...73

1.1. Củng cố mối quan hệ tài chính giữa công ty với nhà nước...73

1.2. Củng cố mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính...74

1.3. Củng cố mối quan hệ giữa công ty với các thị trường khác...75

1.4. Củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp...76

2. Hoàn thiện công tác quản lý vốn cố định ( vốn đầu tư dài hạn)...77

3. Hoàn thiện quản lý vốn lưu động...79

II. KIẾN NGHỊ...

1.Một số kiến nghị với Nhà nước. ...81

1.1.Ban hành, bổ sung và sửa đổi các chính sách, quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp và thực hiện có hiệu quả luật doanh nghiệp...81

1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng phù hợp...82

1.3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng và vốn...83

1.4. Hoàn thiện chính sách đất đai...84

1.5. Về chính sách công nghệ...85

1.6. Tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp...86

1.7. Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý các doanh nghiệp...86

2. Một số kiến nghị với công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam...87

2.1. Công ty cần phải xem xét lại bộ máy quản lý tài chính của công ty ...88

2.2. Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp. ...89

2.3. Lựa chọn, tìm kiếm nguồn tài trợ vốn phù hợp, cơ cấu vốn hợp lý và tăng cường sử dụng vốn có hiệu quả...89

KẾT LUẬN...92

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG

BẢNG 1. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH DỰ KIẾN NĂM 2007. ...41 BẢNG 2. TÌNH HÌNH TÀI SẢN, NGUỒN VỐN NĂM 2006, NĂM 2007...48 BẢNG 3. BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2006, NĂM 2007...50 BẢNG 4. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ NĂM 2007....51 BẢNG 5. GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO NĂM 2006, 2007...52 BẢNG 6. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NHÀ NƯỚC NĂM 2006...55 BẢNG7 . MỘT SỐ THÔNG SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY PHƯƠNG NAM NĂM 2006, 2007...65 BẢNG 8 . ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU NĂM 2007...69

DANH MỤC SƠ ĐỒ

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CPĐT& PT CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM...38 BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY...67 ...88 BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu Một số giải phÁp hoàn thiện công tác quản lý tài chánh ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam (Trang 89 - 98)